TAILIEUCHUNG - Chiến lược đa văn hóa, đa tộc người ở đồng bằng sông Cửu Long thời các chúa Nguyễn

Trong hành trình mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn, tùy theo từng thời kì lịch sử, từng vận mệnh của các chúa thì mỗi công cuộc mở đất lại có những dấu ấn riêng. Nếu như trong giai đoạn công cuộc mở đất Nam Trung Bộ diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cho các chúa Nguyễn như: sự suy yếu của vương quốc Chămpa vào đầu thế kỉ XVII; hoặc nhằm tránh sức ép từ phía vua Lê - chúa Trịnh khiến Nguyễn Hoàng phải thực hiện tham vọng mở rộng cương vực về phía Nam đèo Hải Vân, đèo Cả. Đến công cuộc mở đất ở Đông Nam Bộ khi vương quốc Chân Lạp cũng vào thời kì suy yếu cũng là lúc các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tạo dựng được tiếng vang cho mình, cộng thêm “các cuộc di dân tự phát của người dân đã đưa chúa Nguyễn đặt những bước chân đầu tiên đến với vùng đất Nam Bộ ngày nay, tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc mở đất miền Tây Nam Bộ”. | Chiến lược đa văn hóa, đa tộc người ở đồng bằng sông Cửu Long thời các chúa Nguyễn PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH CHIẾN LƯỢC ĐA VĂN HÓA, ĐA TỘC NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN Trần Nguyễn Khánh Phong 1. Đặt vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là Tây Nam Bộ, gồm 12 tỉnh, thành phố gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Nơi đây về mặt lịch sử, “những người dân Việt di cư nhiều vào thời gian từ trước thế kỉ XVII đã đặt nền móng để hòa nhập vùng đất này vào đất Việt. Tiếp đến, trong thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn là những người có công khẳng định cương vực nước ta tới vùng đất Nam Bộ ngày nay. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất này và chính thức thiết lập một hệ thống hành chính thống nhất trong bộ máy cai trị chung của cả nước”(1). Trong hành trình mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn, tùy theo từng thời kì lịch sử, từng vận mệnh của các chúa thì mỗi công cuộc mở đất lại có những dấu ấn riêng. Nếu như trong giai đoạn công cuộc mở đất Nam Trung Bộ diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cho các chúa Nguyễn như: sự suy yếu của vương quốc Chămpa vào đầu thế kỉ XVII; hoặc nhằm tránh sức ép từ phía vua Lê - chúa Trịnh khiến Nguyễn Hoàng phải thực hiện tham vọng mở rộng cương vực về phía Nam đèo Hải Vân, đèo Cả. Đến công cuộc mở đất ở Đông Nam Bộ khi vương quốc Chân Lạp cũng vào thời kì suy yếu cũng là lúc các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tạo dựng được tiếng vang cho mình, cộng thêm “các cuộc di dân tự phát của người dân đã đưa chúa Nguyễn đặt những bước chân đầu tiên đến với vùng đất Nam Bộ ngày nay, tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc mở đất miền Tây Nam Bộ”(2). Và những chiến lược lớn đã được các chúa Nguyễn thực hiện thành công trong quá trình mở đất về phương Nam, đó .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.