TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của hàn lưu tại Việt Nam: Nhìn từ góc độ liên ngành (phần 2)

bài viết với nội dung: ảnh hưởng của ngành công nghiệp văn hóa như thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử, game trực tuyến; ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật hiện đại Hàn Quốc như truyện tranh và phim hoạt hình Hàn Quốc; ảnh hưởng của văn hóa đặc trưng như tiếng Hàn và ẩm thực Hàn Quốc. | Ảnh hưởng của hàn lưu tại Việt Nam: Nhìn từ góc độ liên ngành (phần 2) ẢNH HƯỞNG CỦA HÀN LƯU TẠI VIỆT NAM: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LIÊN NGÀNH1 (Phần 2) Trần Thị Hường2 - Cao Thị Hải Bắc3 . Ảnh hưởng của ngành công nghiệp văn hóa như thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử, game trực tuyến Theo kết quả nghiên cứu, so với các nước châu Á khác, thời trang và mỹ phẩm Hàn Quốc đang giữ vị trí thứ nhất trong lòng người Việt, đặc biệt là giới trẻ, với 73%. Mỹ phẩm Nhật Bản được ưa thích ở vị trí thứ hai với 50%. Tiếp đến là tỉ lệ ưa dùng mỹ phẩm Thái Lan chiếm 40% và mỹ phẩm Trung Quốc xếp vị trí cuối cùng chỉ với 30%. Người Việt biết đến thời trang và mỹ phẩm Hàn Quốc chủ yếu là thông qua phim truyền hình hay phim điện ảnh (89%). Cũng giống như phim ảnh và Kpop, thời trang và mỹ phẩm Hàn Quốc đang làm thay đổi suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam. Quan niệm về "mĩ" (美) như cách ăn mặc, trang điểm, đầu tóc đang chuyển dần từ nếp nghĩ truyền thông sang tư tưởng hiện đại. Chị C (35 tuổi) chia sẻ: “Trước đây mỗi khi đi ra ngoài tôi không thích trang điểm. Vì tôi nghĩ mỹ phẩm không chỉ hại da mà còn làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nhưng từ khi xem nhiều phim Hàn Quốc và tiếp xúc với nhiều người Hàn, tôi dần nhận ra phong cách thời trang và cách trang điểm nữ tính kiểu Hàn Quốc giúp cho phụ nữ trẻ trung hơn, năng động hơn và tự tin hơn”. 1 Nghiên cứu này là kết quả nghiên cứu của dự án "Nghiên cứu về hiện tượng Hàn lưu trong đời sống văn hóa Việt Nam" do Hội nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam thực hiện và hoàn thành cuối năm 2014 dưới sự tài trợ của Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam. 2 Thạc sĩ ngôn ngữ học, Nghiên cứu viên, Trưởng khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội; Ủy viên Ban biên tập, Trưởng ban đối ngoại tạp chí Hàn Quốc học trực thuộc Hội nghiên cứu Hàn Quốc học của Việt Nam 3 Thạc sĩ xã hội học, Nghiên cứu viên, Giảng viên .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.