TAILIEUCHUNG - Ý nghĩa và giá trị của khoan dung Phật giáo trong đời sống người Việt Nam

Phật giáo nguyên thủy đã có các khái niệm “Từ bi” (Karuna), “Thương xót” (Metta) và “Bố thí” (Dana) chứa đựng nội dung về tư tưởng khoan dung. Các khái niệm này được xây dựng trên một hệ thống triết học-tôn giáo và đạo đức bề thế. Việt Nam đã tiếp thu tinh thần khoan dung Phật giáo từ rất sớm. Trong lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần phát huy thành công tinh thần khoan dung một cách tích cực và sáng tạo trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, tôn giáo. | Ý nghĩa và giá trị của khoan dung Phật giáo trong đời sống người Việt Nam Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7&8 - 2016 63 HOÀNG THỊ THƠ* HOÀNG VĂN CHUNG** Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA KHOAN DUNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM1 Tóm tắt: Phật giáo nguyên thủy đã có các khái niệm “Từ bi” (Karuna), “Thương xót” (Metta) và “Bố thí” (Dana) chứa đựng nội dung về tư tưởng khoan dung. Các khái niệm này được xây dựng trên một hệ thống triết học-tôn giáo và đạo đức bề thế. Việt Nam đã tiếp thu tinh thần khoan dung Phật giáo từ rất sớm. Trong lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần phát huy thành công tinh thần khoan dung một cách tích cực và sáng tạo trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, tôn giáo. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khoan dung và giá trị của khoan dung đang được nhân loại và UNESCO đánh giá là chìa khóa để tìm sự đồng thuận cho đoàn kết cùng tồn tại và cùng phát triển trên cơ sở vượt qua định kiến, kỳ thị, và không làm tổn hại tới bản sắc, đặc trưng riêng mỗi cá thể hay quốc gia dân tộc. Từ khóa: Khoan dung, “Từ bi” (Karuna), “Thương xót” (Metta) và “Bố thí” (Dana), bất-khoan dung, tôn giáo, giản/giảm-thần quyền. 1. Dẫn nhập Bài viết bắt đầu từ việc phân tích và làm rõ tư tưởng khoan dung của Phật giáo. Việc phân tích này dựa trên sự trở lại xem xét và đánh giá các khái niệm căn bản nhất, đặc biệt là trong các kinh điển Phật giáo, khi nói trực tiếp hay gián tiếp tới tư tưởng, tinh thần, và các nguyên tắc của khoan dung. Bài viết cũng cung cấp một số phương diện so sánh về tinh thần khoan dung của Phật giáo với các tôn giáo khác, của Phật giáo với tinh thần khoan dung như là một giá trị phổ quát của nhân loại. Sau cùng, bài viết liên hệ với tình hình thực tiễn ở * PGS, TS., Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ** TS., Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 1 Bài viết này được trích yếu từ nội dung đề tài cấp Bộ (2015-2016) về Giá trị và chức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.