TAILIEUCHUNG - Giáo dục tôn giáo và vai trò của tôn giáo trong lịch sử giáo dục Việt Nam

Trong bài viết này, tác giả không có chủ ý so sánh giáo dục nhân cách giữa giáo dục quốc dân và giáo dục của các tôn giáo để kêu gọi thiết lập nền giáo dục tôn giáo, mà bằng cách tiếp cận Sử học, tác giả khái quát sự đóng góp của tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ thế kỷ XI tới nay nhằm cho thấy tôn giáo có thể là một nguồn lực tham gia vào sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay. | Giáo dục tôn giáo và vai trò của tôn giáo trong lịch sử giáo dục Việt Nam 81 Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 5 - 2016 NGUYỄN QUANG HƯNG* NGUYỄN VĂN CHÍNH** GIÁO DỤC TÔN GIÁO VÀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ GIÁO DỤC VIỆT NAM Tóm tắt: Mục tiêu cao nhất của giáo dục là hướng tới sự phát triển con người. Cùng với việc trao truyền tri thức, giáo dục theo nghĩa hẹp là giáo dục đạo đức, định hình các chuẩn mực, giá trị và lối ứng xử cho mỗi cá nhân trong xã hội, tức là hướng đến việc hình thành nhân cách con người. Tôn giáo là một trong các yếu tố góp phần giáo dục nhân cách bởi giáo lý mỗi tôn giáo đều có những nội dung răn dạy tín đồ tu dưỡng cách làm người và đối nhân xử thế. Trong bài viết này, tác giả không có chủ ý so sánh giáo dục nhân cách giữa giáo dục quốc dân và giáo dục của các tôn giáo để kêu gọi thiết lập nền giáo dục tôn giáo, mà bằng cách tiếp cận Sử học, tác giả khái quát sự đóng góp của tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ thế kỷ XI tới nay nhằm cho thấy tôn giáo có thể là một nguồn lực tham gia vào sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Giáo dục, lịch sử, tôn giáo, vai trò, Việt Nam. Dẫn nhập Đi tìm nguyên nhân của sự khủng hoảng giáo dục ở Việt Nam hiện nay, GS. Hoàng Tụy, người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp trồng người, thẳng thắn nhận xét rằng “giáo dục đã dần dần mất phương hướng, không còn rõ giáo dục cho ai, vì ai, để làm gì”. Ông chỉ đích danh sự suy thoái đạo đức trong các trường học Việt Nam là “một thảm họa giáo dục” vì nhà trường không giúp mang lại cho sinh viên đức tính trung thực và khả năng sáng tạo (Hoàng Tụy, 2008). Nhiều chuyên gia giáo dục đồng ý với ông. Họ cho rằng Việt Nam đã “không có một triết lý giáo dục đúng đắn, coi trọng tinh thần nhân bản và lối sống công dân”, và do đó, “không * ., Chủ nhiệm Bộ môn Tôn giáo học; Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. ** ., Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học Phát

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.