TAILIEUCHUNG - Bài giảng Xử lý ảnh - Chương 12: Xử lý dữ liệu lấy mẫu

Trong các chương trước, chúng ta đã đề cập đến xử lý ảnh số mà không đặc biệt chú ý đến các ảnh hưởng của việc lấy mẫu. Chúng ta đã giả thiết rằng, được thực hiện một cách hoàn chỉnh, việc lấy mẫu sẽ không làm mất hiệu lực các kết quả thu được từ việc phân tích các hàm liên tục. Nhưng lấy mẫu vốn thuộc xử lý số. Cho nên, chúng ta sẽ sử dụng các công cụ mà chúng ta đã phát triển trong các chương trước để tiếp cận việc lấy mẫu một cách súc tích và hiệu quả trong chương này | Bài giảng Xử lý ảnh - Chương 12: Xử lý dữ liệu lấy mẫu Ch­¬ng 12 XỬ LÝ DỮ LIỆU LẤY MẪU . GIỚI THIỆU Trong các chương trước, chúng ta đã đề cập đến xử lý ảnh số mà không đặc boiệt chú ý đến các ảnh hưởng của việc lấy mẫu. Chúng ta đã giả thiết rằng, được thực hiện một cách hoàn chỉnh, việc lấy mẫu sẽ không làm mất hiệu lực các kết quả thu được từ việc phân tích các hàm liên tục. Nhưng lấy mẫu vốn thuộc xử lý số. Cho nên, chúng ta sẽ sử dụng các công cụ mà chúng ta đã phát triển trong các chương trước để tiếp cận việc lấy mẫu một cách súc tích và hiệu quả trong chương này. Trước hết, chúng ta điều tra nghiên cứu các nhánh (ramification) lấy mẫu ảnh liên tục và xử lý dữ liệu lấy mẫu. Đặc biệt, chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi sau đây: (1) Trong phạm vi nào thì việc lấy mẫu sẽ làm mất mát thông tin? (2) Khi lấy mẫu một hàm liên tục thì có thể khôi phục lại một cách đầy đủ được không và nếu có thig như thế nào? (3) Chúng ta phải lấy mẫu một hàm chi tiết đến mức nào để có thể bảo toàn được nó? (4) Việc lấy mẫu có ảnh hưởng gì lên phổ của một hàm? (5) Nếu chúng ta coi một hàm được lấy mẫu như thể một hàm liên tục thì phải gồm những giả thiết, những giá trị xấp xỉ, những lỗi gì? . LẤY MẪU VÀ PHÉP NỘI SUY Trước khi chúng ta có thể miêu tả các kết quả lấy mẫu một cách định lượng, chúng ta phải thiết lập một thủ tục toán học để mô hình hoá quá trình. Để thực hiện điều này, chúng ta sử dụng một hàm đặc biệt gọi là hàm Shah. . Hàm Shah Một công cụ quan trọng cho việc mô phỏng quá trình lấy mẫu là dãy (train) xung vô hạn, III(x), đọc là “Shah của x” và được định nghĩa III ( x) ( x n) n (1) III(x) là chuỗi các xung đơn vị biên độ nằm cách đều nhau trên trục x. Thật may mắn cho chúng ta, hàm Shah cũng chính là biến đổi Fourier của nó; tức là, {III ( x)} III (s ) (2) Chúng ta sẽ sử dụng hàm này để mô phỏng quá trình lấy mẫu một tín hiệu liên tục. . Tính đồng dạng Nếu chúng ta thay thế lý

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.