TAILIEUCHUNG - Hiện vật thiêng trong bảo tàng: Quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu

Hiện vật thiêng là chủ đề nghiên cứu được quan tâm không chỉ đối với ngành bảo tàng mà còn đối với ngành nhân học, văn hóa, tôn giáo. Bài viết này phân tích hiện vật thiêng trong nghi lễ tôn giáo, lễ tục của cá nhân, cộng đồng, sau đó nó trở thành hiện vật bảo tàng; phương pháp tiếp cận nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày đối với hiện vật thiêng có một số điểm khác so với hiện vật đời thường. | Hiện vật thiêng trong bảo tàng: Quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 23 VŨ HỒNG THUẬT HIỆN VẬT THIÊNG TRONG BẢO TÀNG: QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU Tóm tắt: Hiện vật thiêng là chủ đề nghiên cứu được quan tâm không chỉ đối với ngành bảo tàng mà còn đối với ngành nhân học, văn hóa, tôn giáo. Bài viết này phân tích hiện vật thiêng trong nghi lễ tôn giáo, lễ tục của cá nhân, cộng đồng, sau đó nó trở thành hiện vật bảo tàng; phương pháp tiếp cận nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày đối với hiện vật thiêng có một số điểm khác so với hiện vật đời thường. Bài viết không chỉ đề cập đến quan niệm về hiện vật thiêng của chủ thể văn hóa mà còn giới thiệu về việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày hiện vật thiêng sao cho đúng cách, vừa thể hiện sự tôn trọng đối với cộng đồng được tôn vinh các hiện vật văn hóa. Từ khóa: Hiện vật thiêng, nghi lễ tôn giáo, lễ tục cá nhân, cộng đồng. 1. Quan niệm về hiện vật thiêng Thuật ngữ hiện vật thiêng quen thuộc và thông dụng trong giới nhân học - bảo tàng học ở nhiều nước trên thế giới, chẳng hạn như Mỹ, còn giới khoa học Việt Nam thường gọi là hiện vật tôn giáo hay hiện vật nghi lễ. Cả hai cách gọi này đều nhấn mạnh đời sống tâm linh của hiện vật thiêng, phân biệt với hiện vật đời thường. Tên gọi hiện vật thiêng nhằm nhắc nhở những người làm công tác bảo tàng phải có cách ứng xử riêng để thể hiện sự tôn trọng đối với hiện vật và chủ thể văn hóa. Có ý kiến cho rằng, hiện vật bảo tàng không có tính thiêng nhưng trên thực tế rất nhiều hiện vật tôn giáo vẫn còn tính thiêng như ở nơi thờ tự. Hiện vật thiêng của người Việt đa dạng về chất liệu, phong phú về thể loại, như: tượng thờ, thước đo lợn trong ngày hội làng, sắc phong, bàn thờ tổ tiên, ván in bùa Theo truyền thống, trước và sau khi sử dụng hiện vật thiêng, cá nhân, cộng đồng đều có thắp hương làm lễ. Tuy nhiên, những người nắm giữ, bảo quản hay thực hành hiện vật thiêng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.