TAILIEUCHUNG - Tác động của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất hàng hóa của cam Cao Phong tỉnh Hòa Bình

Nội dung đề tài nhằm nghiên cứu về Tác động của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất hàng hóa của cam Cao Phong tỉnh Hòa Bình. Xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho “Cam Cao Phong” là cách tiếp cận phát triển bền vững cho các nông sản đặc sản của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng. Mặt khác, Chỉ dẫn địa lý cũng đặt người sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước trước những thách thức mới. | Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017 TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA CAM CAO PHONG TỈNH HÒA BÌNH Bùi Kim Đồng1, Trịnh Văn Tuấn1 TÓM TẮT Xây dựng thương hiệu cho nông sản là một trong những giải pháp ổn định đầu ra của sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa (WIPO, 2010). Từ một vùng cam được hình thành trong những năm 1960, phát triển nhờ thị trường Đông Âu cũ, rơi vào khủng hoảng khi Liên xô cũ sụp đổ. Chỉ dẫn địa lý đã vực dậy cây “Cam Cao phong” thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cây trồng mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây chính là phương thức sản xuất nâng cao chất lượng và định vị nông sản trên thị trường. Xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho “Cam Cao Phong” là cách tiếp cận phát triển bền vững cho các nông sản đặc sản của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng. Mặt khác, Chỉ dẫn địa lý cũng đặt người sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước trước những thách thức mới. Từ khóa: Chỉ dẫn địa lý, chất lượng đặc thù, điều kiện địa lý, cơ hội, thách thức, quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cam là cây ăn quả đặc sản của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình với tập đoàn giống đa dạng (Xã Đoài Cao, Xã Đoài Lùn, CS1, Cam Canh, V2.) thích nghi với điều kiện sinh thái và có chất lượng tốt. Địa danh “Cao Phong” gắn liền với bản sắc Mường độc đáo, các di tích văn hóa - lịch sử và phong cảnh đẹp. đã trở thành tên gọi hàng hóa cho sản phẩm cam. Vùng sản xuất được hình thành từ năm 1960 để xuất khẩu theo Hiệp định cho các nước Đông Âu (1970 - 1980), bị chặt bỏ giai đoạn 1980 - 1990, dần phục hồi trong thời kỳ 1990 - 2010 nhưng lại rơi vào tình trạng “được mùa mất giá, mất mùa được giá”. Trước thực trạng này, giải pháp xây dựng chỉ dẫn địa lý “Cam Cao Phong”, quản lý và nâng cao chất lượng đã đem lại hiệu quả tích cực. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu - phát triển nông sản theo tiếp cận chỉ dẫn địa lý đối .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.