TAILIEUCHUNG - Tình hình chuyển viện sơ sinh từ các cơ sở y tế đến khoa cấp cứu bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 3.2003 - 2.2004
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định các yếu tố dịch tễ liên quan đến các trường hợp chuyển viện sơ sinh từ các cơ sở y tế đến khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1. Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 254 trường hợp chuyển viện sơ sinh trong khoảng thời gian từ - . Mời các bạn tham khảo! | TÌNH HÌNH CHUYỂN VIỆN SƠ SINH TỪ CÁC CƠ SỞ Y TẾ ĐẾN KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 3/2003 – 2/2004 Hoàng Trọng Kim*, Bạch Văn Cam**, Đỗ Văn Dũng***, Tăng Chí Thượng**, Nguyễn Phú Lộc* TÓM TẮT Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định các yếu tố dịch tễ liên quan đến các trường hợp chuyển viện sơ sinh từ các cơ sở y tế đến khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1. Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 254 trường hợp chuyển viện sơ sinh trong khoảng thời gian từ – , chúng tôi ghi nhận được kết quả sau: Trẻ được chuyển viện có tuổi trung bình là 3 ngày tuổi, không có sự khác biệt về giới tính. 70,9% được chuyển đến từ các tỉnh, phần lớn là bệnh viện đa khoa tỉnh (68,5%) đặc biệt từ các khoa sản (44,9%) vì vượt quá khả năng chuyên môn. Bệnh thường được chuyển ngay trong ngày bệnh đầu tiên, 53,9% không được xử trí ban đầu trước khi chuyển viện, 36,2% bệnh nhân được chuyển viện trong tình trạng không ổn định (suy hô hấp, co giật, sốc, hôn mê), 43,7% được thực hiện thủ thuật lúc chuyển viện (đặt nội khí quản, bóp bóng giúp thở, truyền dịch, giúp thở ôxy) với phương tiện chuyển viện là xe cứu thương (79,1%), 83,9% có nhân viên y tế hộ tống, chủ yếu là điều dưỡng và nữ hộ sinh, chỉ có 29,9% được theo dõi trong quá trình chuyển viện. 21,7% xảy ra biến cố trong thời gian 90 phút chuyển viện (tím tái, sốc, hôn mê, co giật, ngưng tim, ngưng thở, chết trước nhập viện, trật kim truyền, tụt ống nội khí quản, điều dưỡng say xe). Khi nhập khoa cấp cứu, 34,6% bệnh nhân trong tình trạng không ổn định (suy hô hấp, sốc, hôn mê, co giật, ngưng tim, ngưng thở, chết) và 33,9% phải cấp cứu khẩn cấp (đặt nội khí quản, bóp bóng giúp thở, xoa tim cấp cứu, thở ôxy, truyền dịch), sau thời gian cấp cứu
đang nạp các trang xem trước