TAILIEUCHUNG - Dấu ấn Nho giáo trong hương ước cổ làng xã Việt Nam

Bài viết trình bày hương ước trong làng xã xa xưa được soạn thảo trên tinh thần tiếp thu tư tưởng Nho giáo chính thống với những lý luận về đạo lý Nho gia. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu bài viết. | DAU AN NHO GIAO TRONG HƯƠNG ƯỚC CỔ LÀNG XÃ VIỆT NAM Vũ Duy Men Lịch sử cho biết bước vào thời kỳ độc lập tự chủ các triều đại quân chủ ở Việt Nam đặc biệt từ thời Lý Trần Lê. Nguyễn Nho giáo được tiếp thu chế biến và dẩn dần khẳng định vị trí quan trọng chi phối tư tưởng xã hội. Hương ước ra đời từ khoảng giữa thế kỷ XV phát triển nở rộ ở thế kỷ XVIII - XIX. Hương ước là sản phẩm văn hoá Nho giáo vừa là sản phẩm văn hoá đặc sắc của làng xã Việt Nam. Nhiều bản hương ước được soạn thảo dựa trên cơ sở tiếp thu lý luận từ đạo lý Nho giáo Trung Quốc. Theo kết quả nghiên cứu của một học giả Trung Quốc thì việc xướng suất hương ước là một hiện tượng văn hoá quan trọng ở Trung Quốc. Do ảnh hưởng của Lý học Trình Chu hương ước ra đời từ kinh điển luật pháp của Chu Lễ Châu Trưởng Đảng Chính Tộc sư đều đọc phép nước cho dân chúng. Hương ước được bắt đầu từ anh em họ Lã đất Lam Điền vào thời Bắc Tông. Lã Thị hương ước trở thành khuôn mẫu cho đời sau 1 . Ở thời Minh Minh Thành Tổ lấy hương ước của họ Lã đất Lam Điền xếp vào loại Tính lý thành thư ban phát trong tbiên hạ khiến nó được truyền tụng ra. Song Thành Tổ coi trọng chỉ là nhưng điền quy định trong hương ước mà không hứng thú tính chất tự trị của dân chúng chứa dựng trong đó. Vì vậy hương ước chỉ dừng laị trên giấy tờ. chưa thể đưa ra thực tiễn 2 Sau đây nhiều bậc sĩ đại phu đã dựa vào Lã Thị hương ước và căn cứ vào tình hình thực tế lập ra những bản hương ước mới đem thực thi ở làng xã và châu quận đương thời. Hương ước từng đóng vai trò tích cực góp phần mở rộng giáo hoá của triều đình và làm giàu phong tục. Tuy nhiên không tránh khỏi hạn chế khi thực thi hương ước. Có lúc có nơi hương ước cản trở giáo hoá ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật của Nhà nước quân chủ thời Minh - Thanh. Hoặc hương ước bị bọn đại ác ở địa phương lợi dụng lũng đoạn gây phiền nhiễu cho dân làng. Hương ước Trung Quốc còn được lưu truyền sang Triều Tiên và ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhìn chung lý luận Nho giáo trong hương ước cổ ở Trung Quốc ít .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.