TAILIEUCHUNG - Dấu ấn của Nho giáo trong Minh Đức Nho giáo đại đạo ở Trà Vinh
Bài viết trình bày nguồn gốc ra đời của Minh Đức Nho giáo Đại Đạo ở tỉnh Trà Vinh. Những đặc thù của Minh Đức Nho giáo Đại Đạo được thể hiện thông qua bày trí bài vị, đặc biệt là qua cách chuyển tải những tinh hoa của Nho giáo vào tín đồ tại ba cơ sở ở tỉnh Trà Vinh: Khổng Thánh miếu ở Ba Động (thị xã Duyên Hải), Chí Thiện Đàn (thành phố Trà Vinh) và Chí Thiện Minh (huyện Cầu Ngang). | Dấu ấn của Nho giáo trong Minh Đức Nho giáo đại đạo ở Trà Vinh Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017 145 TRẦN HỒNG LIÊN* LÂM THỊ THU HIỀN∗∗ DẤU ẤN CỦA NHO GIÁO TRONG MINH ĐỨC NHO GIÁO ĐẠI ĐẠO Ở TRÀ VINH Tóm tắt: Bài viết trình bày nguồn gốc ra đời của Minh Đức Nho giáo Đại Đạo ở tỉnh Trà Vinh. Những đặc thù của Minh Đức Nho giáo Đại Đạo được thể hiện thông qua bày trí bài vị, đặc biệt là qua cách chuyển tải những tinh hoa của Nho giáo vào tín đồ tại ba cơ sở ở tỉnh Trà Vinh: Khổng Thánh miếu ở Ba Động (thị xã Duyên Hải), Chí Thiện Đàn (thành phố Trà Vinh) và Chí Thiện Minh (huyện Cầu Ngang). Việc khảo sát, nghiên cứu Minh Đức Nho giáo Đại Đạo sẽ cho thấy dấu ấn của Nho giáo ở Trà Vinh, đồng thời, nó cũng giới thiệu một giáo phái đã tồn tại hơn 80 năm qua, góp phần vào việc giáo dục cho người dân một lối sống đẹp, sống theo tinh thần xứng đáng là một Con Người. Từ khóa: Dấu ấn, Nho giáo, Minh Đức, Trà Vinh. Dẫn nhập Nho giáo vừa là một triết thuyết, vừa là một tôn giáo, có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại. Trong quá trình phát triển, Nho giáo đã được xem là một trong ba tôn giáo lớn ở Việt Nam, cùng với Phật giáo và Đạo giáo. Trải qua hàng ngàn năm, theo chân các nhà cai trị để có mặt ở Việt Nam, rồi trở thành một nền tảng tư tưởng của các triều đại phong kiến, Nho giáo khẳng định được vị trí của mình, đã lan tỏa khắp nhiều vùng, để lại dấu ấn thông qua văn tự và các sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Trong quá trình khai phá, người Việt đã mang Nho giáo theo hành trang vào vùng đất Nam Bộ. Một phần khác, người Việt cũng tiếp nhận Nho giáo trong văn hóa Hán, từ các cư dân Trung Hoa cùng thời đã đến Nam Bộ tìm đất mưu sinh. Tuy nhiên, tại đây tác động và ảnh hưởng của Nho giáo đối với người Việt Nam Bộ không hoàn toàn giống với phía Bắc, Miền Trung. Khi đến Nam Bộ, Nho giáo đã mất * Trung tâm Nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. ∗∗ Trường Đại học Trà Vinh. Ngày nhận .
đang nạp các trang xem trước