TAILIEUCHUNG - Dấu ấn ảnh hưởng của Thiên diễn luận trong văn học của nhà Nho Việt Nam

Như đã nói, trong Thiên diễn luận, Nghiêm Phục đã nhân tư tưởng của Huxley và Spencer về tiến hóa luận xã hội mà đề xướng phong trào cứu vong dân tộc đang rất bức thiết đối với Trung Quốc. | Dấu ấn ảnh hưởng của Thiên diễn luận trong văn học của nhà Nho Việt Nam đầu thế kỷ XX Như đã nói trong Thiên diễn luận Nghiêm Phục đã nhân tư tưởng của Huxley và Spencer về tiến hóa luận xã hội mà đề xướng phong trào cứu vong dân tộc đang rất bức thiết đối với Trung Quốc. Luận điểm quan trọng về cạnh tranh sinh tồn chọn lọc tự nhiên được nhắc đến nhiều lần từ các góc độ khác nhau. Có thể dẫn một đoạn văn về điều này trong Đạo ngôn 1 Sát biến Lấy việc chọn lọc tự nhiên thiên diễn làm thể thì mặt dụng của nó có hai đó là sự vật cạnh tranh sinh tồn vật cạnh - struggle for existence và đào thải tự nhiên thiên trạch - selection . Vạn vật có loài nào lại không như thế và trong các loài sinh vật hình thành loài ưu tú. Cái gọi là vật cạnh là các loài vật cạnh tranh nhau vì sự tự sinh tồn một loài vật cùng các loài vật khác cạnh tranh hoặc là tồn tại hoặc tiêu vong. Hiệu quả được qui về thiên trạch . Gọi là thiên trạch tức là loài vật cạnh tranh để riêng mình tồn tại. Herbert Spencer nói cái gọi là thiên trạch là việc bảo tồn loài nào có khả năng thích nghi cao nhất. Loài vật đã cạnh tranh để sinh tồn thì sau đó trời theo sự cạnh tranh này mà lựa chọn. Cứ một lần cạnh tranh một lần lựa chọn theo đó xuất hiện sự tiến hóa . Tinh thần của đoạn văn này là tôn chỉ của toàn bộ Thiên diễn luận mà các đoạn khác sẽ triển khai nhất quán. Để cạnh tranh sinh tồn trong thế giới hiện đại một dân tộc phải biết đoàn kết hợp quần để tạo nên sức mạnh. Đó là logic tất yếu dẫn đến lý luận hợp quần. Trong Đạo ngôn 13 Chế tư chế ngự cái riêng tư Án ngữ bình luận Lý luận về bảo tồn quần thể bảo quần của Huxley có thể biện luận được. Ông nói đạo hợp quần là do lòng người thiện có tương cảm mà hình thành có thể đảo lộn nhân thành quả không thể không biết. Con người từ chỗ tản mát mà hợp quần nguyên do là vì lợi như loài cầm thú lúc đầu không phải do cảm thông mà nên quần thể. Nhưng khi đã hợp quần vì điều lợi thì việc chọn lọc tự nhiên thiên diễn là loài có khả năng hợp quần được tồn tại không hợp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.