TAILIEUCHUNG - Ứng dụng nội soi trong điều trị lồng ruột

Mổ tháo lồng có ứng dụng nội soi là một cách tiếp cận mới trong điều trị phẫu thuật bệnh lồng ruột ở trẻ em. Tuy nhiên cho đến nay, tiêu chuẩn chung cho mổ hở và mổ nội soi tháo lồng vẫn chưa nhận được sự đồng thuận giữa các phẫu thuật viên. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả ban đầu của việc ứng dụng nội soi trong điều trị tháo lồng tại bệnh viện Nhi Đồng 1. | Ứng dụng nội soi trong điều trị lồng ruột Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học ỨNG DỤNG NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ LỒNG RUỘT Đinh Quang Lê Thanh*, Nguyễn Thị Bích Uyên**, Ngô Kim Thơi* TÓM TẮT Mở đầu: Mổ tháo lồng có ứng dụng nội soi là một cách tiếp cận mới trong điều trị phẫu thuật bệnh lồng ruột ở trẻ em. Tuy nhiên cho đến nay, tiêu chuẩn chung cho mổ hở và mổ nội soi tháo lồng vẫn chưa nhận được sự đồng thuận giữa các phẫu thuật viên. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả ban đầu của việc ứng dụng nội soi trong điều trị tháo lồng tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật trong điều trị nội soi tháo lồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: 12 trẻ bị lồng ruột được điều trị bằng nội soi tháo lồng trong khoảng thời gian từ 01/2015 đến 07/2016 tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Nhỏ nhất là 6 tháng, lớn nhất là 13 tuổi. Có 9 nam, 3 nữ. Có 7(58,3%) bơm hơi tháo lồng thất bại; 3(25%) tắc ruột do lồng ruột, 2(16,7%) lồng ruột tái phát nhiều lần sau bơm hơi tháo lồng. Đặc điểm lúc mổ: 9(75%) được sử dụng trocar nhiều cổng và 03 (25%) được sử dụng trocar 01 cổng. 4 (33,3%) lồng ruột non. 8(72,7%) phải mở cân rốn để tháo lồng bằng tay. 6 (50%) có nguyên nhân gây lồng. Một (9,1%) bị rách thanh mạc trong lúc tháo lồng qua nội soi. Về xử trí: 1 (8,3%) không có lồng ruột và không có nguyên nhân, được khâu cố định ruột; 5 (41,7%) được tháo lồng đơn thuần qua nội soi hay đưa qua rốn tháo lồng bằng tay; 6 (50%) có nguyên nhân được tháo lồng và cắt nối ruột. Không có TH nào phải chuyển qua mổ hở. Nguyên nhân gây lồng ruột gồm: 2 do túi thừa Meckel, 2 do polyp, 1 do lymphoma, 1 do nang ruột đôi manh tràng. Thời gian mổ 81,25 ± 45,48 phút. Thời gian ăn lại đường miệng có trung vị là 2 ngày. Thời gian nằm viện ± ngày. Thời gian từ lúc phẫu thuật cho đến lúc xuất viện ± ngày. Phần lớn (66,7%) có thời gian từ lúc phẫu thuật đến lúc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.