TAILIEUCHUNG - Tác động của việc phát triển hệ thống đê bao lên sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh An Giang và động thái lũ trên hệ thống sông chính ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm xã định tác động của việc phát triển hệ thống đê bao lên sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh An Giang và động thái lũ trên hệ thống sông chính ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn cùng tìm hiểu về bài viết để nắm rõ hơn về chi tiết nội dung. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÊ BAO LÊN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG VÀ ĐỘNG THÁI LŨ TRÊN HỆ THỐNG SÔNG CHÍNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Huỳnh Minh Thiện, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung, Huỳnh Vương Thu Minh Trường Đại học Cần Thơ Đ ồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ nguồn sông Mekong, mỗi năm nhận một lượng lớn nước lũ và phù sa từ thượng nguồn – có ý nghĩa quan trọng với nền sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng như hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL. Tuy nhiên, lũ cũng đã gây ra những khó khăn đáng kể, đặc biệt là mỗi khi lũ về sớm. Để khắc phục những khó khăn do lũ gây ra, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đầu nguồn ở ĐBSCL (An Giang, Đồng Tháp) đã được bao đê (bao gồm cả đê bao khép kín và đê bao tháng 8 – đê bao lững). Tuy vậy, trong những năm gần đây hiệu quả của các hệ thống đê bao khép kín đã được thảo luận khá nhiều, đặc biệt là xung quanh một số tác động tiêu cực được cho là do hệ thống đê bao khép kín gây ra như: làm tăng mực nước trên sông trong mùa lũ, đất sản xuất trong vùng đê bao khép kín bị suy thoái dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp. Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang được chọn là một huyện điển hình để khảo sát và đánh giá động thái lũ thay đổi do tác động của hệ thống đê bao khép kín với lý do: (i) hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi phát triển từ năm 2000; (ii) vào mùa lũ năm 2011, vỡ đê cục bộ gây ra những tác động tiêu cực đối với đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Ngoài ra, động thái lũ tại một số trạm quan trắc mực nước trên dòng chính cũng đã được phân tích, nhằm xác định một số nguyên nhân nội tại góp phần gây ra hiện tượng nước lũ dâng cao ở các tỉnh đầu nguồn ở ĐBSCL vào năm 2011. 1. Mở đầu hiện hai đỉnh lũ, đỉnh lũ chính đạt đỉnh cao thứ 3 so Mekong là dòng sông lớn đứng thứ 12 trên thế với đỉnh lữ hằng năm trong giai đoạn từ năm 1960 giới (Pantulu, 1986) với tổng chiều dài là km, đến nay (2011) (tại Tân Châu đỉnh lũ đạt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.