TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu cường độ và xu thế khô hạn tại một số trạm đảo thời kỳ 1981-2014 và 2017-2026
Đề tài nhằm nghiên cứu đánh giá đặc điểm và xu thế hạn hán của các vùng khí hậu trên đất liền Việt Nam. Bài báo này tiếp tục hướng nghiên cứu đó để phân tích đặc điểm và xu thế hạn hán ở một số trạm đảo ở nước ta. Bên cạnh đó, sử dụng kết quả của dự tính khí hậu (DTKH) của ba kịch bản phát thải (cao, trung bình, thấp), nghiên cứu này sẽ tìm hiểu xu thế hạn hán có thể xảy ra trong tương lai ở các khu vực biển nói trên, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế biển và an toàn hàng hải của đất nước. | BÀI BÁO KHOA HỌC TÌM HIỂU CƯỜNG ĐỘ VÀ XU THẾ KHÔ HẠN TẠI MỘT SỐ TRẠM ĐẢO THỜI KỲ 1981 - 2014 VÀ 2017 - 2026 Nguyễn Thanh Hoa1, Nguyễn Đăng Quang1, Vũ Thanh Hằng2, Hoàng Thị Mai1, Nguyễn Anh Tuấn1, Đặng Quốc Khánh3 Tóm tắt: Bộ ba chỉ số khô hạn là J, SPI và Ped được sử dụng để đánh giá cường độ và xu thế khô hạn tại năm trạm đảo đại diện cho ba miền Bắc, Trung và Nam. Phân tích chuỗi số liệu quá khứ (1981 - 2014) và dự tính khí hậu những năm tiếp theo (2017 - 2026) cho thấy mức độ khô hạn tính theo chỉ số J là cao nhất, tiếp theo là SPI và Ped. Trong quá khứ tình trạng khô hạn tại các trạm đảo phía Bắc (Bạch Long Vỹ, Hoàng Sa và Cồn Cỏ) đã xuất hiện với tần suất cao hơn các trạm đảo phía Nam (Côn Đảo, Trường Sa); trạng thái khô hạn trong mùa khô nhìn chung có xu hướng gia tăng rõ rệt hơn trạng thái khô hạn trong mùa mưa và trung bình năm. Trong thời kỳ 10 năm sắp tới, 2017 - 2026, tình trạng khô hạn, thiếu hụt lượng mưa trong mùa khô tiếp tục có xu hướng gia tăng tại Hoàng Sa và Côn Đảo, trong khi đó tình trạng hạn hán có thể sẽ được cải thiện trên ba trạm đảo Trường Sa, Bạch Long Vỹ và Cồn Cỏ. Từ khóa: Cường độ và xu thế hạn hán, Chỉ số hạn hán, Trường Sa, Hoàng Sa. Ban Biên tập nhận bài: 23/5/2017 1. Giới thiệu Báo cáo kỹ thuật của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã nhận định tình trạng khô hạn sẽ là một trong những thiên tai thường xuyên mà Châu Á phải đối mặt trong tương lai [1]. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino đang có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ; quan trọng hơn là mỗi khi hiện tượng El Nino xuất hiện thì quá trình tăng nhiệt độ và thiếu hụt mưa lại có chiều hướng gia tăng về phạm vi, cường độ và tần suất ở nước ta [3, 4, 5, 6, 7]. Vũ Thanh Hằng và cộng sự [7] đã tập trung nghiên cứu đánh giá đặc điểm và xu thế hạn hán của các vùng khí hậu trên đất liền Việt Nam. Bài báo này tiếp tục hướng nghiên cứu đó để phân tích đặc điểm và xu thế hạn hán ở một số trạm đảo ở nước ta. Bên cạnh đó, sử dụng kết quả của dự tính khí
đang nạp các trang xem trước