TAILIEUCHUNG - Đề xuất tiêu chí đánh giá hoạt động thiết kế bài giảng cho sinh viên sư phạm
Đánh giá là một thao tác quan trọng giúp con người điều khiển, điều chỉnh hoạt động hướng đích hiệu quả cao nhất. Cơ sở để đánh giá là hệ thống các tiêu chí đánh giá. Do đó, nghiên cứu các tiêu chí đánh giá hoạt động thiết kế bài giảng cho sinh viên sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng hiệu quả quá trình hình thành và phát triển năng lực thiết kế bài giảng nói riêng, năng lực sư phạm cho sinh viên nói chung. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 35-39 ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Thị Nhân - Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài: 20/08/2018; ngày sửa chữa: 10/09/2018; ngày duyệt đăng: 28/09/2018. Abstract: Evaluation is an important operation that helps people control and adjust the work towards their target in the most effective way. The basis for evaluation is the criteria system. Therefore, studying the criteria to assess the design of lessons plans for pedagogic students will improve the quality and efficiency for the formation and development of lesson plan design capacity in particular and pedagogical capacity for students in general. Keywords: Teaching theory, criteria, evaluation, lecture design, lesson plan. dạy. Quá trình thiết kế bài giảng - soạn giáo án có thể vì một vài lí do nào đó xuất hiện sự chệch hướng, xa rời mục tiêu. thì cần có sự điều chỉnh. Một trong những cơ sở để điều chỉnh đó là nắm được các TCĐG hoạt động thiết kế bài giảng cho đội ngũ sinh viên các trường sư phạm. . Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá KT, ĐG kết quả học tập của người học có tác dụng với người học, người dạy và các cấp quản lí giáo dục, như là cơ sở thực tiễn để xác định mục tiêu chiến lược cho quá trình học tập tiếp theo. Cụ thể: . Đối với học sinh Việc KT, ĐG có hệ thống và thường xuyên sẽ giúp HS kịp thời biết được kết quả học tập của mình để tự điều chỉnh hoạt động học. Cụ thể: - Về mặt giáo dưỡng: Việc KT, ĐG giúp HS thấy được mức độ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của mình, những “lỗ hổng” cần phải bổ khuyết trước khi bước vào một phần mới của chương trình học tập; - Về việc phát triển năng lực nhận thức: Thông qua KT, ĐG, HS có điều kiện để tiến hành các hành động trí tuệ, như: ghi nhớ, tái hiện, hệ thống hoá, khái quát hoá tri thức, phát triển năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống khác nhau; - Về mặt giáo dục: KT, ĐG nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ hình thành .
đang nạp các trang xem trước