TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu một vài đặc điểm về hình thái - giải phẩu và sinh trưởng của cây hương bài ở Thừa Thiên Huế

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu học và đặc tính sinh trưởng của cây Hương Bài sống ở Thừa Thiên Huế cho thấy: Với đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của các cơ quan dinh dưỡng thì cây Hương Bài có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở Thừa Thiên Huế. Tính ưa ánh sáng tăng dần theo độ tuổi của cây, đồng thời hạt có nội nhũ rất bé nên rất khó phát triển rộng rãi trong tự nhiên. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009 TÌM HIỂU MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI - GIẢI PHẨU VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HƯƠNG BÀI Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Minh Trí Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Cây Hương Bài còn được gọi là cỏ Vetiver, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides (L.) Nash, đã được Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên trồng từ những năm 1980 của thế kỷ trước tại Ấn Độ nhằm mục đích để bảo vệ tài nguyên đất và nước, sau đó đã triển khai rộng khắp trên thế giới. Ở Việt Nam, từ năm 2001 và 2003, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép sử dụng cỏ Vetiver vào các mục đích giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở các công trình giao thông công cộng. Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 2005 – 2008, Ban Quản lý dự án Sông Hương và Chi cục Quản lý Đê điều đã triển khai trồng cỏ Vetiver để chống xói lở bờ sông ở một số khu vực kè sông huyện Hương Trà và huyện Quảng Điền. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu học và đặc tính sinh trưởng của cây Hương Bài sống ở Thừa Thiên Huế cho thấy: Với đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của các cơ quan dinh dưỡng thì cây Hương Bài có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở Thừa Thiên Huế. Tính ưa ánh sáng tăng dần theo độ tuổi của cây, đồng thời hạt có nội nhũ rất bé nên rất khó phát triển rộng rãi trong tự nhiên. 1. Đặt vấn đề Cây Hương Bài còn được gọi là cỏ Vetiver, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides (L.) Nash [1], đã được Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên trồng từ những năm 1980 của thế kỷ trước tại Ấn Độ nhằm mục đích để bảo vệ tài nguyên đất và nước, sau đó đã triển khai rộng khắp trên thế giới. Ở Việt Nam, lần lượt trong các năm 2001 và 2003, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định cho phép sử dụng cỏ Vetiver vào các mục đích giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở các công trình giao thông công cộng. Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 2005 – 2008, Ban quản lý dự án Sông Hương và Chi cục Quản lý đê điều đã triển khai trồng cỏ Vetiver để

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.