TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu xác định dạng tồn tại của Cr trong một số nguồn nước khu vực Thái Nguyên
Nội dung bài viết nói về phương pháp Von-ampe hòa tan hấp phụ xúc tác (CAdSV) được ứng dụng trong việc nghiên cứu xác định các dạng tồn tại của Cr trong một số mẫu nước tự nhiên khu vực Thái Nguyên. Phương pháp này dựa trên sự tạo phức hấp phụ của CrIII với axit dietylen triamin pentacetic (DTPA) với sự có mặt của muối nitrat làm xúc tác. | Dương Thị Tú Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 101 – 106 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DẠNG TỒN TẠI CỦA Cr TRONG MỘT SỐ NGUỒN NƯỚC KHU VỰC THÁI NGUYÊN Dương Thị Tú Anh1*, Cao Văn Hoàng 2, Lê Thu May1 1 Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN, 2Khoa Hóa học- Trường ĐH Quy Nhơn TÓM TẮT Phương pháp Von-ampe hòa tan hấp phụ xúc tác (CAdSV) được ứng dụng trong việc nghiên cứu xác định các dạng tồn tại của Cr trong một số mẫu nước tự nhiên khu vực Thái Nguyên. Phương pháp này dựa trên sự tạo phức hấp phụ của Cr III với axit dietylen triamin pentacetic (DTPA) với sự có mặt của muối nitrat làm xúc tác. Có thể xác định các dạng oxi hóa của Crom trong các điều kiện tối ưu của phép đo von-ampe hòa tan hấp phụ xúc tác (CAdSV), với giới hạn phát hiện đối với CrVI là 0,024ppb, cũng như việc xác định tổng Crom sau khi phân hủy mẫu bằng UV để oxi hóa hoàn toàn dạng CrIII lên CrVI. Do tính chất hoạt động điện hóa khác biệt giữa hai dạng Cr, nên phương pháp CAdSV được dùng để nghiên cứu xác định các dạng Cr III và dạng CrVI. Từ khóa: Stripping volammetry, adsorptives, speciation,Chromium ,method. MỞ ĐẦU Crom khi tồn tại trong môi trường với hàm lượng cao là yếu tố gây ra nhiều ảnh hưởng lâu dài và to lớn đối với môi trường và sinh vật sống. Trong nước tự nhiên crom tồn tại ở hai dạng CrIII và CrVI, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau [2-10]. CrIII ở nồng độ nhỏ là yếu tố vi lượng cần thiết cho quá trình trao đổi đường, protein, chất béo, nhưng ở nồng độ cao CrIII cũng là chất độc. Trong khi đó CrVI dù là lượng rất nhỏ cũng gây độc, nó là một trong những tác nhân gây ung thư, khi phơi nhiễm trong thời gian dài sẽ gây tổn thương mắt vĩnh viễn, ở trạng thái dung dịch nó gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Trên thực tế có nhiều ngành nghề có thể gây nhiễm độc crom, như: chế tạo ắc quy, luyện kim, sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, keo dán, xi măng, đồ gốm, bột màu, men sứ, bản kẽm, xà phòng, hợp kim nhôm, mạ điện, mạ crom Sự phát triển không ngừng của các ngành này đang làm tăng nguy cơ nhiễm .
đang nạp các trang xem trước