TAILIEUCHUNG - Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc của các phức chất Ni(II) và Pd(II) với N(4)-phenyl thiosemicacbazit

Phản ứng giữa N(4) –phenyl thiosemicacbazit (Hpth) và Ni(II) hay Pd(II) trong dung dịch có môi trường kiềm với pH= 9-10 tạo thành hai phức chất Ni(pth)2 và Pd(pth)2. Các phức chất đã được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hóa học, phổ IR, phổ 1H-NMR, 13C- NMR và phổ MS. | TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA CÁC PHỨC CHẤT NI(II) VÀ PD(II) VỚI N(4)-PHENYL THIOSEMICACBAZIT Trịnh Ngọc Châu1, Nguyễn Thị Bích Hường1, Hoàng Duy Cương2, Nguyễn Thị Thanh2 1 Khoa Hóa học, Trường Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 2 Trường Đại học Sư phạm, ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Phản ứng giữa N(4)–phenyl thiosemicacbazit (Hpth) và Ni(II) hay Pd(II) trong dung dịch có môi trường kiềm với pH= 9-10 tạo thành hai phức chất Ni(pth)2 và Pd(pth)2. Các phức chất đã được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hóa học, phổ IR, phổ 1H-NMR, 13C- NMR và phổ MS. Kết quả thu được cho thấy Hpth liên kết với các ion kim loại qua các nguyên tử N (1) và S để tạo thành các phức chất vuông phẳng, chứa các vòng 5 cạnh bền. Dữ kiện phổ 13C- NMR cho phép phân biệt hai cấu hình cis và trans của cả 2 phức chất. Từ khóa: phenyl thiosemicarbazide, N(4)-phenyl thiosemicarbazide, phức chất của Ni(II; phức chất của Pd(II); phức chất vuông phẳng MỞ ĐẦU* Các phức chất của thiosemicacbazit và thiosemicacbazon đã được nghiên cứu từ rất lâu nhưng tới nay nó vẫn đang dành được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà hóa học trong và ngoài nước [4,6]. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các thiosemicacbazit, các dẫn xuất thế của nó và phức chất của chúng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như y học, kỹ thuật [3,5]. Đặc biệt là khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư [2]. Trong công trình này chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu phức chất của Ni(II) và Pd(II) với N(4)–phenyl thiosemicacbazit. THỰC NGHIỆM * Tổng hợp phức chất của Ni(II) và Pd(II) với Hpth: Ni(pth)2 và Pd(pth)2 Hoà tan hoàn toàn 0,668 g Hpth (4 mmol) trong 20 ml nước cất đã hòa tan 1-2 giọt HCl đặc (môi trường pH: 1-2), cho từ từ dung dịch NH3 đặc vào cốc chứa 10 ml muối MCl2 0,2M (2 mmol) (M: Ni, Pd) cho đến khi môi trường đạt pH: 9-10. Đổ từ từ hai dung dịch này vào nhau và khuấy đều hỗn hợp trên máy khuấy từ, ở nhiệt độ phòng sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đối với phức của Ni(II) và màu vàng cam đối với phức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.