TAILIEUCHUNG - Về bức quốc thư của Trấn thủ Đàng Trong gởi Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Batavia (Indonesia) năm 1626

Trong bài viêt này, tác giả trình bày hướng tiếp cận mới về bức quốc thư của chính quyền Đàng Trong gởi Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie, ) vào niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 8 (năm 1626). Hy vọng tư liệu này sẽ góp phần giải mã một số vấn đề quan trọng liên quan đến lịch sử xã hội Đàng Trong cũng như mối quan hệ với Hà Lan đương thời. | 18 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (127) . 2016 VỀ BỨC QUỐC THƯ CỦA TRẤN THỦ ĐÀNG TRONG GỞI CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN Ở BATAVIA (INDONESIA) NĂM 1626 Võ Vinh Quang* 1. Lời mở Thế kỷ XVII ở Việt Nam được xem là thế kỷ của ngoại thương và bang giao quốc tế. Đặt trong bối cảnh của “Southeast asia’s age of commerce”(1) (kỷ nguyên thương mại Đông Nam Á) với nền hải thương thế giới “chuyển mình” một cách mạnh mẽ, cùng với đó là sự tích cực hòa nhập về ngoại thương của cả hai tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh (Đàng Ngoài) - Chúa Nguyễn (Đàng Trong) đã tạo nên sự năng động đặc biệt trong chính sách giao thương Đại Việt đương thời. Nếu ở Đàng Ngoài, nhu cầu trao đổi buôn bán của chính triều Lê-Trịnh thực sự không mang tính cấp thiết, thì đối với xứ Nam Hà “ngoại thương đã trở thành yếu tố quyết định trong tốc độ phát triển của Đàng Trong. Ngoài thương nghiệp, không gì khác có thể giúp họ Nguyễn xây dựng một cách nhanh chóng vùng đất ít nhân lực này để có thể đương đầu nổi với một vùng đất có số tiềm lực nhiều gấp đôi, gấp ba Đàng Trong về mọi mặt. Đối với các nước khác ở Đông Nam Á, vấn đề ngoại thương có thể chỉ là vấn đề làm giàu, nhưng đối với Đàng Trong vào buổi đầu, đây là một vấn đề sống còn”.(2) Vì vậy, từ sau năm Canh Tý (1600), khi Chúa Nguyễn Hoàng quay về trấn nhậm Thuận Quảng, việc phát triển quan hệ thương mại với các nước, trên cơ sở bang giao hữu hảo, đôi bên cùng có lợi đã được xem là vấn đề trọng yếu liên quan đến sự tồn vong của cơ nghiệp nhà Nguyễn. Với nhiều thương cảng quốc tế được mở rộng trên toàn vùng Thuận Quảng, các Chúa Nguyễn đã tích cực gọi mời và tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền buôn các nước đến với Đàng Trong. Vài năm trở lại đây, nhiều công trình nghiên cứu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.