TAILIEUCHUNG - Cơ sở cấu trúc và tái sinh của kỹ thuật nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Bài báo đã xác định được một số đặc điểm quan trọng về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh nghèo, làm cơ sở cho việc đề xuất kỹ thuật nuôi dưỡng loại rừng này ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời trong năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhu cầu cao trong việc nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo. | Phạm Văn Điển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 11 - 20 CƠ SỞ CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CỦA KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG RỪNG THỨ SINH NGHÈO Ở THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH Phạm Văn Điển1*, Trần Thị Thu Hà2, Nguyễn Thị Mai Lan1 1 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Bài báo đã xác định được một số đặc điểm quan trọng về cấu trúc và tái sinh của rừng thứ sinh nghèo, làm cơ sở cho việc đề xuất kỹ thuật nuôi dưỡng loại rừng này ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 18 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời trong năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhu cầu cao trong việc nuôi dưỡng rừng thứ sinh nghèo. Điều này được thể hiện thông qua các đặc điểm về cấu trúc và tái sinh rừng, như: tổ thành loài đa dạng, nhưng có nhiều loài phi mục đích (8 - 13 loài), không đáp ứng yêu cầu kinh doanh rừng sản xuất; tỷ lệ cây có phẩm chất xấu khá cao, ở tầng cây cao là 30,45 - 44,43%, ở tầng cây tái sinh là 22,9 - 35,3%; trữ lượng rừng thấp (10 - 55,5 m3/ha); độ tàn che không đều và có ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ cây tái sinh có triển vọng; phân bố cây cao và cây tái sinh trên bề mặt đất phần lớn ở dạng phân bố cụm. Bằng các tiếp cận tổng hợp, dựa trên mô hình xác định các phương án kỹ thuật nuôi dưỡng rừng đã được thừa nhận và số liệu thực nghiệm, công trình đã xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật chặt nuôi dưỡng cho 18 lô rừng mẫu cũng như xác định được hệ số β của từng phương án kỹ thuật tiềm năng cho từng lô rừng đó. Về thực chất, hệ số β phản ánh năng suất của từng lô rừng dưới tác động của các phương án kỹ thuật khác nhau, nên nó được dùng để so sánh hiệu quả của các phương án kỹ thuật khác nhau áp dụng cho cùng một lô rừng nào đó, là tiêu chuẩn để lựa chọn phương án kỹ thuật tối ưu, phương án kỹ thuật phù hợp và để loại bỏ phương án kỹ thuật không phù hợp. Từ khóa: cấu trúc rừng, tái sinh rừng, nuôi dưỡng rừng, rừng thứ sinh nghèo, chặt nuôi dưỡng rừng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Khác với nhiều thành phố hay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.