TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu đánh giá khả năng khí hóa chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế
Công nghệ này vừa tạo ra sản phẩm giàu khí nhiên liệu, vừa hạn chế sự hình thành các hợp chất dioxin và một lượng lớn SOx và NOx , giúp giảm chi phí làm sạch sau khi đốt. Bài viết đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ khí hóa phục vụ công tác xử lý CTR, giúp tạo ra năng lượng và các sản phẩm cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. | Khoa học Tự nhiên Nghiên cứu đánh giá khả năng khí hóa chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế Lê Cao Chiến1*, Nguyễn Thị Tâm1, Trần Quốc Huy2, Nguyễn Hồng Quang1, Nguyễn Đức Thịnh1, Trần Thị Phương Thúy1 Trung tâm Thiết bị, Môi trường và An toàn lao động, Viện Vật liệu xây dựng 2 Trung tâm Vật liệu xây dựng miền Nam, Viện Vật liệu xây dựng 1 Ngày nhận bài 2/2/2018; ngày chuyển phản biện 9/2/2018; ngày nhận phản biện 22/3/2018; ngày chấp nhận đăng 29/3/2018 Tóm tắt: Hiện nay, lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp, đặt ra yêu cầu phải phát triển năng lực xử lý/tái chế đủ sức giải quyết các vấn đề về môi trường. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, công nghệ khí hóa CTR đô thị đang được áp dụng rộng rãi. Công nghệ này vừa tạo ra sản phẩm giàu khí nhiên liệu, vừa hạn chế sự hình thành các hợp chất dioxin và một lượng lớn SOx và NOx, giúp giảm chi phí làm sạch sau khi đốt. Bài viết đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ khí hóa phục vụ công tác xử lý CTR, giúp tạo ra năng lượng và các sản phẩm cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Chất thải, chất thải rắn, công nghệ khí hóa, nhiên liệu thay thế, xử lý. Chỉ số phân loại: Giới thiệu Theo số liệu thống kê, năm 2007 tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc là 17,682 tấn/ngày, đến năm 2010 là 26,224 tấn/ngày, tăng trung bình 10% mỗi năm. Đến năm 2014, khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32 tấn/ngày; chỉ riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh khối lượng phát sinh là 6,420 tấn/ngày và 6,739 tấn/ ngày; tăng trung bình 12% mỗi năm [1]. Từ khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lý CTR sinh hoạt trong các đô thị. Trong đó có những chính sách ưu tiên phát triển các hệ thống thu hồi năng lượng từ CTR như Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn năm 2025” (Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009) nhằm phát triển các nhà máy sản xuất .
đang nạp các trang xem trước