TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu động học quá trình nitrat hóa sử dụng kĩ thuật vi sinh tầng chuyển động trong môi trường nước mặn

Nội dung bài báo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ muối lên hoạt tính vi sinh của quá trình nitrat hóa trong điều kiện nồng độ amoni thấp với vi sinh vật được thuần dưỡng trong các điều kiện khác nhau. Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ amôni đầu vào đến hiệu quả xử lí. Mời các bạn tham khảo! | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 48, số 3, 2010 Tr. 1-10 NGHIÊN CỨU ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH NITRAT HÓA SỬ DỤNG KĨ THUẬT VI SINH TẦNG CHUYỂN ĐỘNG TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶN LÊ VĂN CÁT, PHẠM THỊ HỒNG ĐỨC 1. GIỚI THIỆU Xử lí và tái sử dụng nước thải trong các trại nuôi giống hải sản luôn phải đối mặt với một số yếu tố có tác động kìm hãm tốc độ nitrat hóa mà yếu tố đầu tiên phải kể đến là độ mặn của môi trường nước và nồng độ amoni thấp trong khi mức độ xử lí thì đòi hỏi cao. Các yếu tố kìm hãm tốc độ làm tăng giá thành và chi phí cho quá trình xử lí và tái sử dụng của hệ thống xử lí nước thải. Vi sinh Nitrifier thực hiện quá trình nitrat hóa (oxy hóa amoni thành nitrit và tiếp tục thành nitrat) rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan (DO), pH, cơ chất, các chất ức chế (độ mặn, các độc tố hữu cơ, kim loại nặng) [2, 8, 12]. Hiểu biết thấu đáo về ảnh hưởng của các yếu tố trên sẽ giúp cho thiết kế và vận hành các hệ thống xử lí nước thải đạt hiệu quả cao và ổn định hơn. Keller và cộng sự [4] đã tổng kết các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình nitrat hóa thông qua các mô hình và khả năng ứng dụng các mô hình đó để phát triển công nghệ xử lí nước thải trong điều kiện tương ứng. Hơn nữa, thông qua các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động lên hoạt tính sinh học của chủng vi sinh Nitrifier sẽ tăng cường thêm hiểu biết về cơ chế hoạt động của chúng, để góp phần kiểm soát các quá trình xảy ra trong các hệ thống xử lí nước thải. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể lên hoạt tính của Nitrifier trong quá trình nitrat hóa là độ mặn của môi trường nước, thường xuất hiện trong các hệ thống xử lí nước thải tại các trại nuôi giống hải sản hoặc các cơ sở cung cấp hàng hải sản tươi sống hay nuôi cá cảnh . Cả loại vi sinh nitrosomonas (oxy hóa amoni thành nitrit) lẫn Nitrobacter (oxy hóa nitrit thành nitrat) đều rất nhạy cảm với độ muối của môi trường [3, 4, 6, 7, 9, 14]. Mức độ tác động của độ muối lên hoạt tính của các loại vi sinh trên còn phụ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.