TAILIEUCHUNG - Văn bản hành chính Quốc ngữ trên Gia Định Báo (trên cứ liệu khảo sát các số ra năm 1883)

Các văn bản hành chính trong phần Công vụ trên Gia Định Báo không chỉ cung cấp cho người đọc những tư liệu quý giá về văn hóa, chính trị, tư pháp, xã hội của Nam Kỳ thời Pháp thuộc mà còn là nguồn tư liệu phong phú về văn phong hành chính tiếng Việt cuối thế kỷ XIX. Bài viết trình bày các đặc điểm của văn bản hành chính trong phần Công vụ của Gia Định Báo trên các phương diện: thể loại, cấu trúc văn bản, cú pháp, từ ngữ và chữ viết. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, Văn bản hành chính Quốc ngữ trên Gia Định Báo (trên cứ liệu khảo sát các số ra năm 1883) Huỳnh Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Gia Định Báo thường được nhắc đến với tư cách là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên khi nghiên cứu về lịch sử báo chí, ngôn ngữ báo chí thời kỳ đầu. Phần Công vụ là một nội dung quan trọng trên một tờ công báo như Gia Định Báo nhưng ít được chú ý. Các văn bản hành chính trong phần Công vụ trên Gia Định Báo không chỉ cung cấp cho người đọc những tư liệu quý giá về văn hóa, chính trị, tư pháp, xã hội của Nam Kỳ thời Pháp thuộc mà còn là nguồn tư liệu phong phú về văn phong hành chính tiếng Việt cuối thế kỷ XIX. Bài viết trình bày các đặc điểm của văn bản hành chính trong phần Công vụ của Gia Định Báo trên các phương diện: thể loại, cấu trúc văn bản, cú pháp, từ ngữ và chữ viết. Từ khóa: Gia Định Báo, Quốc ngữ, công báo, công vụ, hành chính 1. Đặt vấn đề Trong “Hồ sơ về Lục châu học”, Nguyễn Văn Trung có nhận định: “phần công vụ trong Gia Định báo cung cấp cho người đọc ngày nay một số lượng thông tin phong phú sống động không phải chỉ về mặt hành chính, mà cả về mặt chính trị hiểu theo nghĩa hẹp (đường lối chính trị) và nghĩa rộng (đường lối phong cách lãnh đạo) về tất cả các mặt khác (văn hóa, chính trị, tư pháp, xã hội, )”1. Các văn bản hành chính trong phần công vụ trên Gia Định Báo không chỉ cung cấp cho người đọc những tư liệu quý giá về “văn hóa, chính trị, tư pháp, xã hội” của Việt Nam thời Pháp thuộc mà còn là nguồn tư liệu phong phú về văn phong Quốc ngữ nói chung, văn phong hành chính tiếng Việt nói riêng ở cuối thế kỷ XIX. Sở dĩ chúng tôi chọn các số ra năm 1883 để khảo sát vì nhiều lý do, trước tiên về số tư liệu lưu 1 Nguyễn Văn Trung (2015), Hồ sơ về Lục châu học, , tr. 403. Trang 140 trữ mà chúng tôi thu thập được từ các bản chụp vi phim thì các số ra năm 1883 còn lưu lại tương đối đầy đủ (45 số); kế đến là vì đến năm 1883,

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.