TAILIEUCHUNG - Phân biệt ong khoái apis dorsata và ong đá apis laboriosa, nghiên cứu tập tính di cư của chúng dựa vào đa hình trình tự gen coii trên DNA ty thể

Nghiên cứu này nhằm phân biệt Ong đá với Ong khoái và nghiên cứu tập tính di cư của chúng dựa vào phân tích đa hình trình tự đoạn gen COII trên DNA ty thể ong thợ của 2 loài. Kết quả nghiên cứu lần đầu tiên được công bố nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học để bảo tồn hiệu quả hơn 2 loài Ong khoái và Ong đá ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 PHÂN BIỆT ONG KHOÁI Apis dorsata VÀ ONG ĐÁ Apis laboriosa, NGHIÊN CỨU TẬP TÍNH DI CƯ CỦA CHÚNG DỰA VÀO ĐA HÌNH TRÌNH TỰ GEN COII TRÊN DNA TY THỂ Tr ng LÊ QUANG TRUNG ghiên ứ v Ph ri n Ong Ong khoái (Apis dorsata) và Ong đá (A. laboriosa) là 2 loài có kích thước cơ thể lớn nhất so với các loài ong mật khác như A. mellifera, A. cerana, A. florea và A. andreniformis. Ong đá và Ong khoái không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn là tác nhân quan trọng để thụ phấn cây trồng và cây rừng. Hàng năm, từ một đàn Ong khoái có thể khai thác được 20-30kg mật/vụ và Ong đá từ 20-60kg mật/vụ. Giữa 2 loài có tập tính làm tổ giống nhau nhưng lại có vùng phân bố và tập tính di cư khác nhau. Ong khoái và Ong đá chỉ xây 1 bánh tổ lộ thiên nên không thuần hóa và nuôi được. Tổ Ong khoái có thể tìm thấy dưới cành cây cao hay vách đá có độ cao từ 100-500m so với mặt biển, nhưng Ong đá chỉ làm tổ dưới các vách đá có độ cao 1000m. Ong khoái phân bố rộng khắp ở các nước nhiệt đới; Ong đá mới chỉ thấy làm tổ dọc dãy Hymalaya thuộc một số nước như Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc và Việt Nam. Vào mùa khó khăn về thời tiết và khan hiếm về thức ăn, Ong khoái thường di cư hàng trăm kilomet đến nơi ở mới để làm tổ và thu hoạch sản phẩm, trong khi Ong đá chỉ di cư trong bán kính 10-50km, có khi chỉ từ sườn núi này sang sườn núi khác [9]. Về mặt phân loại, dù đã có nhiều nghiên cứu dựa vào khác biệt về hình thái, tập tính làm tổ để xác định loài [9, 3], việc công nhận Ong đá và Ong khoái là 2 loài khác nhau vẫn còn đang tranh cãi. Vì vậy, loài Ong đá chỉ được coi là phân loài của Ong khoái (A. dorsata laboriosa). Gần đây toàn bộ hệ gen của ong mật A. mellifera đã được giải trình tự và phân tích làm cơ sở ứng dụng chỉ thị phân tử để có thể phân biệt 2 loài Ong đá và Ong khoái. Đến nay đã có nhiều nghiên cứu dựa vào đa hình trình tự một số gen như COI, COII. trên DNA ty thể để xác định nguồn gốc chủng loại, phân biệt ở mức loài, mức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.