TAILIEUCHUNG - Hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Nội dung bài viết làm rõ mối quan hệ giữa hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, chỉ ra các yêu cầu và vấn đề đặt ra trong đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam . NGUYỄN CHÍ HẢI THS. NGUYỄN THANH TRỌNG Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia M ục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ mối quan hệ giữa hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở VN. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng, việc hoàn thiện thể chế là một yêu cầu cấp thiết ở VN hiện nay, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; đồng thời quá trình hoàn thiện thể chế, cũng đặt ra yêu cầu mới về đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yêu cầu và vấn đề đặt ra trong đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở VN trong thời gian tới. Từ khóa: Thể chế, hoàn thiện thể chế, tư duy, tư duy phát triển kinh tế - xã hội. 1. Đặt vấn đề Thể chế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển KTXH (KT-XH) của một quốc gia, đồng thời thể chế là một thành tố có ảnh hưởng quyết định đến “chất lượng” môi trường kinh doanh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trong nền kinh tế. Bài viết này, chúng tôi tiếp cận vấn đề hoàn thiện thể chế ở VN là một yêu cầu cấp thiết, qua đó tác động đến đổi mới tư duy phát triển KT-XH; đến lượt mình, việc đổi mới tư duy phát triển KT-XH sẽ góp phần quyết định việc hoàn thiện thể chế, thúc đẩy KT-XH phát triển. 2. Thể chế và vai trò của thể chế đối với phát triển KT-XH Có nhiều khái niệm và cách tiếp cận về thể chế, nếu nói tổng quát thì “thể chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo” (Hoàng Phê Từ điển tiếng Việt). Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2002), thì “thể chế là những quy định và tổ chức, bao gồm cả chính thức lẫn không chính thức, điều phối hoạt động của con người” [8]. Douglas North quan niệm rằng: “Thể chế là những luật lệ của một cuộc chơi trong xã hội (rules of the game)”, hay nói cách khác “thể chế là cái khung mà con người phải tuân theo khi tương tác với nhau”, với ba yếu tố cấu thành: (i) Những hạn định
đang nạp các trang xem trước