TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu mô phỏng thủy văn, thủy lực vùng đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá ảnh hưởng của hệ thống đê bao đến sự thay đổi dòng chảy mặt vùng Đồng Tháp Mười

Phát triển đê bao, bờ bao chống lũ ngoài quy hoạch đã làm cản trở lũ, làm tăng thời gian ngập lũ, mực nước ngập và thay đổi dòng chảy lũ, hơn nữa hướng các tuyến đê bao xây dựng thường nằm vuông góc với dòng chảy lũ nên làm giảm khả năng thoát lũ rất lớn. Như vậy, dòng chảy lũ sẽ tập trung chủ yếu trên sông Tiền, sông Hậu dẫn tới gia tăng chiều cao đê chống lũ cho một số đô thị, thành phố ở hạ du Nghiên cứu này tiến hành mô phỏng thủy văn, thủy lực làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá rõ ảnh hưởng của hệ thống đê bao đến dòng chảy mặt vùng Đồng Tháp Mười. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 256-263 Nghiên cứu mô phỏng thủy văn, thủy lực vùng đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá ảnh hưởng của hệ thống đê bao đến sự thay đổi dòng chảy mặt vùng Đồng Tháp Mười Cấn Thu Văn1,*, Nguyễn Thanh Sơn2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Tân Bình, TP. HCM Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 2 Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Đồng Tháp Mười là vùng có hệ thống đê bao dài nhất trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long với trên km đê bao kín và trên km đê bao lửng. Ở đây việc phát triển đê bao đã vượt ngoài tầm kiểm soát, chưa tuân thủ theo quy hoạch đê bao của vùng và phụ thuộc vào từng địa phương. Phát triển đê bao, bờ bao chống lũ ngoài quy hoạch đã làm cản trở lũ, làm tăng thời gian ngập lũ, mực nước ngập và thay đổi dòng chảy lũ, hơn nữa hướng các tuyến đê bao xây dựng thường nằm vuông góc với dòng chảy lũ nên làm giảm khả năng thoát lũ rất lớn. Như vậy, dòng chảy lũ sẽ tập trung chủ yếu trên sông Tiền, sông Hậu dẫn tới gia tăng chiều cao đê chống lũ cho một số đô thị, thành phố ở hạ du Nghiên cứu này tiến hành mô phỏng thủy văn, thủy lực làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá rõ ảnh hưởng của hệ thống đê bao đến dòng chảy mặt vùng Đồng Tháp Mười. Từ khóa: Đồng Tháp Mười (ĐTM), Hệ thống đê bao, Dòng chảy mặt. 1. Tổng quan khu vực nghiên cứu1 Về vị trí địa lý, các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106°26´Đ (xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´Đ (xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), cực Nam ở 8°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.