TAILIEUCHUNG - Từ các giá trị cốt lõi của phương pháp Montessori suy nghĩ về bối cảnh giáo dục mầm non Việt Nam
Trong bài viết này, tác giả mong muốn định vị phương pháp Montessori trong xu thế giáo dục thế giới, phân tích các giá trị của phương pháp Montessori trong mối quan hệ với các quan điểm giáo dục tiên tiến dưới góc độ khoa học để nắm bắt được cái cốt lõi, bản chất; từ đó, trao đổi về điều kiện và mức độ vận dụng phù hợp với bối cảnh giáo dục mầm non Việt Nam. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 1-10 This paper is available online at TỪ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI SUY NGHĨ VỀ BỐI CẢNH GIÁO DỤC MẦM NON VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Lưu Ly1 Tóm tắt. Giáo dục mầm non là bậc học nền tảng và là bước khởi đầu để giúp trẻ trở thành một thành viên của xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục mầm non Việt Nam, chúng ta thấy rằng, ngày càng có nhiều trường Montessori được thành lập; bên cạnh đó, cũng có những ý kiến trái chiều về hiệu quả cũng như tính khả thi của nó, như đó là môi trường chỉ dành cho nhà giàu, hay việc phụ thuộc quá mức vào những học liệu Montessori,. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn định vị phương pháp Montessori trong xu thế giáo dục thế giới, phân tích các giá trị của phương pháp Montessori trong mối quan hệ với các quan điểm giáo dục tiên tiến dưới góc độ khoa học để nắm bắt được cái cốt lõi, bản chất; từ đó, trao đổi về điều kiện và mức độ vận dụng phù hợp với bối cảnh giáo dục mầm non Việt Nam. Từ khóa: Giá trị cốt lõi, Montessori, định hướng giáo dục, con người, học liệu. 1. Đặt vấn đề Giáo dục mầm non là bậc học nền tảng và là bước khởi đầu để giúp trẻ trở thành một thành viên của xã hội. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VI và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, công tác quản lý, cơ hội tiếp cận giáo dục có những bước chuyển biến nhất định. Riêng đối với đổi mới giáo dục mầm non, nghị quyết đã chỉ rõ mục tiêu từng bước chuẩn hóa hệ .
đang nạp các trang xem trước