TAILIEUCHUNG - Những yêu cầu đối với cán bộ Thư viện thông tin trong thời đại mới
Bài viết phân tích vai trò của người cán bộ thư viện đồng thời triển khai các yêu cầu cho cán bộ thư viện trong thời đại mới không những phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có những kiến thức hiểu biết xã hội chung, để làm tốt công việc chuyên môn mà còn phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào những hoạt động của thư viện, kỹ năng mềm cũng là một trong những yêu cầu đối với cán bộ thư viện trong thời đại mới. | NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ THƯ VIỆN THÔNG TIN TRONG THỜI ĐẠI MỚI ThS. Đinh Thúy Quỳnh Phó Giám đốc Thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Câu nói của ông cha xưa luôn đúng trong mọi thời đại. Ở bất cứ lĩnh vực nào, con người luôn đóng vai trò trung tâm, là nhân tố quyết định sự thành bại. Trong lĩnh vực thông tin – thư viện cũng vậy, “Cán bộ thư viện được coi là linh hồn của thư viện”. Vai trò đó càng được phát huy hơn nữa trong xã hội ngày nay. Thư viện và cán bộ thư viện phải đương đầu với những yêu cầu của một xã hội mà thông tin được coi là nền tảng của mọi sự phát triển. Cán bộ thư viện phải có kiến thức, kỹ năng và công cụ trong việc xử lý thông tin kỹ thuật số để trở thành người sáng tạo, thu thập, tổng hợp và truyền thông tin đầy đủ năng lực. Cán bộ thư viện với kiến thức, kỹ năng và công cụ cần thiết của những người làm công tác thông tin chuyên nghiệp sẽ là nhân tố thành công chủ yếu, cho phép thư viện thực hiện vai trò của mình là một hệ thống cung cấp thông tin cho xã hội. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết vai trò đó theo đúng nghĩa, bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức, đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có cả những yêu tố cần thiết như sau: Thứ nhất là lòng yêu nghề. Dù làm ở bất kỳ công việc nào, nghề nghiệp nào thì lòng yêu nghề vẫn luôn là một nhân tố quan trọng giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn, cám dỗ, thử thách để đi đến điểm đích cuối cùng. Không ai có thể làm tốt công việc nếu như không có lòng yêu nghề, đặc biệt là đối với nghề thư viện – một nghề nghiệp mà xã hội ta còn chưa nhìn nhận đúng đắn về vị trí và vai trò của nó. Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù trong bất kỳ bài viết, bài phỏng vấn, báo cáo nào cũng đều nhấn mạnh thư viện là trái tim, là lá phổi, là huyết mạch cung cấp cấp tri thức cho con người, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội nhưng thực tế thì sự đầu tư cho thư viện thì quá ít ỏi, manh mún, chưa đồng bộ, ngân
đang nạp các trang xem trước