TAILIEUCHUNG - Phương pháp quan sát định tính loại bỏ sai lầm và thực trạng mô tả sâu - Nguyễn Trung Kiên
Để góp thêm vào việc phân tích, thảo luận về các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu cụ thể trong thu thập và phân tích dữ liệu của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, bài viết giới thiệu những nhận thức sai lầm phổ biến trong phương pháp quan sát định tính, sau đó đưa ra một kỹ thuật cụ thể - kỹ thuật mô tả sâu để giảm thiểu các sai lầm đó. | 108 CHUYÊN MỤC TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT ĐỊNH TÍNH: LOẠI BỎ SAI LẦM VÀ THỰC HÀNH MÔ TẢ SÂU NGUYỄN TRUNG KIÊN Trong khi các nghiên cứu thực nghiệm nổi lên ngày càng nhiều, các bàn luận xoay quanh vấn đề phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội Việt Nam còn ít ỏi. Để góp thêm vào việc phân tích, thảo luận về các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu cụ thể trong thu thập và phân tích dữ liệu của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, bài viết giới thiệu những nhận thức sai lầm phổ biến trong phương pháp quan sát định tính, sau đó đưa ra một kỹ thuật cụ thể - kỹ thuật mô tả sâu để giảm thiểu các sai lầm đó. 1. GIỚI THIỆU Trong nghiên cứu định tính, quan sát được xem là một trong những phương pháp quan trọng bậc nhất. Nó được xem là một quá trình mà nhà nghiên cứu thiết lập và duy trì một mối quan hệ nhiều mặt phù hợp với một nhóm người trong bối cảnh tự nhiên của họ, nhằm mục đích phát triển một cách hiểu khoa học xã hội về nhóm đó (Lofland và cộng sự, 2006, tr. 17). Nói cách khác, quan sát định tính là Nguyễn Trung Kiên. Thạc sĩ. Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển (VUSTA); Công ty Tư vấn Quản lý và Chuyển đổi tổ chức (T&C). việc nhà nghiên cứu đi vào một môi trường cụ thể, tiếp xúc với một hay một số người là đối tượng nghiên cứu, xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ với họ để cùng trải nghiệm cái họ đang trải qua, nhằm tìm hiểu và lý giải được sâu sắc vấn đề nghiên cứu. Với nghĩa đó, trong bài viết này tôi sẽ sử dụng thuật ngữ quan sát định tính theo nghĩa tương đương với các thuật ngữ như: “quan sát tham gia (participant observation), công việc thực địa (fieldwork), quan sát định tính (qualitative observation), quan sát trực tiếp (direct observation) và nghiên cứu thực địa (field research)” (Patton, 2002, tr. 262) hoặc phương pháp dân NGUYỄN TRUNG KIÊN – PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT ĐỊNH TÍNHs tộc học (ethnography) (Silverman, 2011; Spradley, 1980). 2. LOẠI BỎ CÁC NHẬN THỨC SAI LẦM VỀ QUAN SÁT ĐỊNH TÍNH . Phương pháp quan sát định tính chỉ sử
đang nạp các trang xem trước