TAILIEUCHUNG - Giá trị của Tam học và giải thoát của Phật giáo đối với cuộc sống hiện nay

Bài viết trình bày những nội dung cơ bản của Giới, Định, Tuệ (Tam học) của Phật giáo trong sự so sánh với quan niệm về đạo đức, tri thức của một số triết gia Phương Tây như Socrates, Jean Jacques Rousseau, Immanuel Kant để đưa ra nhận định, Tam học là sự kết hợp giữa đạo đức và trí tuệ bằng Thiền định đã thể hiện đặc điểm về giải thoát của Phật giáo. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2014 44 HÀ THÚC MINH* GIÁ TRỊ CỦA TAM HỌC VÀ GIẢI THOÁT CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG HIỆN NAY Tóm tắt: Bài viết trình bày những nội dung cơ bản của Giới, Định, Tuệ (Tam học) của Phật giáo trong sự so sánh với quan niệm về đạo đức, tri thức của một số triết gia Phương Tây như Socrates, Jean Jacques Rousseau, Immanuel Kant để đưa ra nhận định, Tam học là sự kết hợp giữa đạo đức và trí tuệ bằng Thiền định đã thể hiện đặc điểm về giải thoát của Phật giáo. Từ khóa: Tam học (Giới, Định, Tuệ), giải thoát, Phật giáo. Kinh điển của Phật giáo dù cho lưu truyền tám vạn bốn nghìn đi nữa thì cũng không ra ngoài Tam học (Tisrah sikkhah/ Tisrah siksah). Tam học còn gọi là Tam vô lậu học, gồm Giới, Định và Tuệ, là quá trình tu tập mà bất cứ ai hướng về Phật giáo, muốn từ bỏ mọi phiền não của thế gian, dù xuất gia hay tại gia đều không thể không trải qua. Người ta cho rằng, Tam học là sự quy nạp của Bát chính đạo (Ariyo Atthangiko maggo/ Aryastangamarga). Chẳng hạn như chính kiến, chính tư duy thuộc về Tuệ; chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tiến thuộc về Giới; chính niệm, chính định thuộc về Định. Tuy nhiên, những pháp môn quan trọng khác như Lục độ, Tứ niệm xứ cũng chỉ là những con đường khác nhau nhưng đều hướng về mục tiêu chung. Kinh Dịch gọi đó là “đồng quy nhi thù đồ”. Giải thoát (Moksha/ Vimoksha/ Vimukti/ Mukti) là điểm đồng quy của mọi con đường khác nhau đó. Bố thí, trì giới, nhẫn nại trong Lục độ (Paramita1) thuộc về Giới, còn lại thuộc về Định và Tuệ. Tứ niệm xứ (Satipatthana/ Satyupasthana) là niệm Thân vô tịnh, Thọ khổ, Tâm vô thường, Pháp vô ngã. Thân và Thọ thuộc về Giới, Tâm và Pháp thuộc về Tuệ. Định (Niệm) xuyên suốt cả Thân, Thọ, Tâm, Pháp. * Nhà nghiên cứu, Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Thúc Minh. Giá trị của tam học 45 Như vậy, Tam học không chỉ là sự quy giản của Bát chính đạo, mà còn là sự quy giản của toàn bộ Phật giáo. Giới (Sila) là giới luật Phật giáo, gồm nhiều loại: Ngũ giới, Bát giới, Thập giới, Cụ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.