TAILIEUCHUNG - Hệ biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính - Từ lí thuyết phân tâm học

Nội dung bài viết trình bày cái nhìn nhân bản về con người khiến tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính có sức lan tỏa, ánh sáng phân tâm học và hệ thống biểu tượng từ phân tâm học (biểu tượng vô thức, biểu tượng cái chết, biểu tượng phồn thực, biểu tượng văn hóa) trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính. | HỆ BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH - TỪ LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC NGUYỄN THỊ LINH KA Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam LÊ THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Sau 1986, trong xu thế hội nhập toàn cầu, trong việc tiếp nhận những lí thuyết hiện đại, không thể phủ nhận vai trò của phân tâm học trong đời sống văn học Việt Nam. Trong sáng tác, dấu ấn phân tâm học đậm nét ở nhiều tác phẩm, trong đó tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính là một hiện tượng tiêu biểu. Với một thế giới nhân vật đa phức, con người trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ ở tầng sâu vô thức, bản năng. Với một hệ thống biểu tượng đa nghĩa, tiêu biểu là biểu tượng vô thức, biểu tượng tính dục, biểu tượng văn hóa, nhà văn phân tâm, minh giải những phức cảm của con người một cách sâu sắc. Cái nhìn nhân bản về con người khiến tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính có sức lan tỏa. Từ khóa: phân tâm học, vô thức, tính dục, biểu tượng, biểu tượng văn hóa, lửa, rừng 1. MỞ ĐẦU Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính không nhiều, nhưng với hai tác phẩm Ngày hoàng đạo và Online ba lô cho thấy nhà văn đã viết từ vùng lan tỏa của lí thuyết phân tâm học. Dấu ấn phân tâm học không ngẫu nhiên trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết mà nhà văn có ý thức vận dụng học thuyết này để khắc họa cũng như giải mã con người hiện đại. Với một thế giới nhân vật đa phức, con người trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ ở tầng sâu vô thức, bản năng. Với một hệ thống biểu tượng đa nghĩa, nhà văn phân tâm, minh giải những phức cảm của con người một cách sâu sắc. 2. VIẾT TỪ ÁNH SÁNG PHÂN TÂM HỌC Một trong những vấn đề mấu chốt của học thuyết Freud trong mối quan hệ với văn học là ông đã chứng minh quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ không chỉ có ở ý thức, mà có ngay trong vô thức. Từ lí thuyết về vô thức, Freud xem tác phẩm văn học là kết quả của hoạt động thoả mãn những ham muốn bản năng và những xung động tinh thần của người nghệ sĩ; nghệ thuật như là kết quả của sự thăng hoa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.