TAILIEUCHUNG - Nghị định 136/2015/NĐ-CP: Hoàn thiện hành lang pháp lý về đầu tư công
Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2016, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2015 là bước tiếp theo hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Bài viết phân tích những đổi mới quan trọng và các hướng dẫn về quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công. | PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH NGHỊ ĐỊNH 136/2015/NĐ-CP: HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TS. TRẦN THỊ NGỌC HÂN Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2016, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2015 là bước tiếp theo hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Bài viết phân tích những đổi mới quan trọng và các hướng dẫn về quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công Những đổi mới quan trọng Luật Đầu tư công được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Đây là Luật mới, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động sử dụng nguồn vốn đầu tư công từ khâu chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công đến khâu theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công Những nội dung đổi mới của Luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư công và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Cụ thể: Thứ nhất, với việc ban hành Luật Đầu tư công đã tạo ra hệ thống cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác trong quản lý các nguồn vốn đầu tư công; Thứ hai, phạm vi điều chỉnh Luật bao quát được việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư công; Thứ ba, đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư, là nội dung đổi mới quan trọng nhất của Luật Đầu tư công. Đó là điểm khởi đầu quyết định tính đúng đắn, hiệu quả của chương trình, dự án theo đúng các mục tiêu, định hướng, kế hoạch, quy hoạch và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước; ngăn ngừa sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí và đơn giản trong việc quyết định chủ trương đầu tư, nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định chủ trương đầu tư; góp phần khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư công; Thứ tư, tăng cường và đổi mới công tác thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn, coi đó là một trong những nội dung quan trọng nhất của công .
đang nạp các trang xem trước