TAILIEUCHUNG - Tháp Chăm Yang Prong và hiện tượng xâm thực văn hóa

Bài viết "Tháp Chăm Yang Prong và hiện tượng xâm thực văn hóa" giới thiệu về tháp Yang Prong, trình bày quá trình xâm thực văn hóa và những vấn đề lý luận rút ra từ thực tế trên về sự xâm thực văn hóa. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | THÁP CHĂM YANG PRONG VÀ HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC VĂN HÓA TRẦN ĐỨC NGÔN Tóm tắt Tháp Yang Prong được người Chăm xây dựng ở Đăk Lăk từ thế kỷ XVIII. Sau đó người Chăm vắng bóng trên mảnh đất này. Hiện tượng được gọi là “xâm thực văn hóa” bắt đầu. Cư dân địa phương (người Mnông, Ê Đê, phần đông là Gia Rai, gần đây là người Kinh) đặt niềm tin và hành lễ tại tháp theo kiểu riêng của mình. Bản chất tín ngưỡng Chăm hầu như không còn nữa. Sự xâm thực văn hóa có cả mặt tích cực và tiêu cực. Cần phát huy mặt tích cực để duy trì “sự sống” của tháp. Tháp Yang Prong là di tích kiến trúc tôn giáo của người Chăm. Sự hiện diện của tháp Chăm trên cao nguyên Đăk Lăk gợi ra cho các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học những kiến giải khác nhau. Tại tháp Yang Prong, nhiều năm trở lại đây, đang diễn ra một hiện tượng, gọi là sự xâm thực văn hóa. Quá trình này đang diễn ra một cách tự nhiên và chậm chạp. 1. Giới thiệu về tháp Yang Prong Tháp Yang Prong hiện tọa lạc trong một cánh rừng thưa, gồm những cây cổ thụ (cây săng lẻ), thuộc địa phận xã Ea Rok, huyện Ea Sup, tỉnh Đăk Lăk. Nhìn trên bản đồ, tháp nằm ở phía tây tỉnh Đăk Lăk, gần biên giới Việt Nam – Campuchia. Cánh rừng thưa, nơi tọa lạc của tháp, nằm trải dài bên bờ sông Ea Hleo, quanh năm đầy nước, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thoáng đãng, màu xanh cây lá quanh tháp phủ dày suốt bốn mùa. Tháp cao 9m, hình búp hoa, nền hình vuông, mỗi chiều 5m, được xây bằng gạch nung đỏ, không có mạch vữa, chỉ có một cửa ra vào duy nhất ở mặt phía đông (phía mặt trời mọc), ba mặt còn lại là cửa giả. Cửa ra vào rộng 1,06m, trên có phiến đá làm lanh tô. Xung quanh tháp được lát bằng gạch và đá xanh. Trong tháp không trang trí gì và không có tượng thờ. Căn cứ vào tài liệu khảo cổ học, tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, tương ứng với triều đại vua Chăm lúc đó là Jaya Sinhavarman III, tương ứng với triều đại nhà Trần của nước Đại Việt ở phía bắc. Tháp Chăm đương nhiên do người Chăm xây dựng, nhưng về những sự

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.