TAILIEUCHUNG - Tư tưởng cải cách thể chế thống trị của hai nước Trung Quốc và Nhật Bản từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 cách thể chế thống trị”.
Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, tư tưởng về trật tự thống trị và thể chế thống trị của hai nước Trung - Nhật có sự biến động đáng kể. Xét dưới góc độ thời gian, giới tư tưởng Nhật Bản đi trước Trung Quốc trong việc phê phán thể chế thống trị đương thời, đồng thời có sự tranh luận kịch liệt và phong phú hơn các nhà tư tưởng Trung Quốc quanh vấn đề “cải cách thể chế thống trị”. | TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ THỐNG TRỊ CỦA HAI NƯỚC TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TỪ THẾ KỶ 17 ĐẾN GIỮA THẾ KỶ 19 ĐỖ TIẾN QUÂN Học viện Khoa học Quân sự Tóm tắt: Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, tư tưởng về trật tự thống trị và thể chế thống trị của hai nước Trung - Nhật có sự biến động đáng kể. Xét dưới góc độ thời gian, giới tư tưởng Nhật Bản đi trước Trung Quốc trong việc phê phán thể chế thống trị đương thời, đồng thời có sự tranh luận kịch liệt và phong phú hơn các nhà tư tưởng Trung Quốc quanh vấn đề “cải cách thể chế thống trị”. Xét về tổng thể, ngoài một số điểm tương đồng, do đặc điểm điều kiện tình hình đặc thù của hai nước Trung - Nhật, các luồng tư tưởng hình thành ở hai nước có những đặc điểm khác nhau. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho Nhật Bản giành được thành công trong tiến trình cận đại hóa quốc gia trước Trung Quốc. Lịch sử đã chứng minh, diễn biến khác nhau của tư tưởng cải cách thể chế thống trị có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình cận đại hóa của mỗi nước. Từ khóa: thể chế thống trị, tư tưởng, cải cách 1. MỞ ĐẦU Từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, đứng trước thách thức và sự uy hiếp mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản châu Âu cùng với những biến động của tình hình trong nước, Trung Quốc và Nhật Bản đã có những đối sách, trong đó, nổi bật là sự điều chỉnh và cải cách thể chế thống trị quốc gia của mỗi nước. Xét dưới góc độ thời gian, giới tư tưởng Nhật Bản đi trước Trung Quốc trong việc phê phán thể chế thống trị đương thời, đồng thời có sự tranh luận kịch liệt và phong phú hơn các nhà tư tưởng Trung Quốc quanh vấn đề “cải cách thể chế thống trị”. Xét về tổng thể, ngoài một số điểm tương đồng, do đặc điểm điều kiện tình hình đặc thù của hai nước Trung - Nhật, các luồng tư tưởng hình thành ở hai nước có những đặc điểm khác nhau, Nhật Bản hoàn thành công cuộc thay đổi tư tưởng và thể chế thống trị một cách nhanh chóng hơn. Chúng tôi cho rằng, đây là một nguyên nhân quan trọng làm cho Nhật Bản giành được thành công trong tiến trình cận đại hóa quốc gia trước Trung .
đang nạp các trang xem trước