TAILIEUCHUNG - Thực trạng và biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học sư phạm khối ngành Khoa học Tự nhiên trường Đại học Đồng Nai
Trong bài viết, tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức về kỹ năng sống; sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng sống; những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống; thời gian, địa điểm rèn kỹ năng sống; ý thức rèn luyện kỹ năng sống và những góp ý của sinh viên sư phạm khối ngành Khoa học Tự nhiên đối với công tác giáo dục kỹ năng sống của trường Đại học Đồng Nai thời gian qua. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHỐI NGÀNH KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Đoàn Thị Hảo1 TÓM TẮT Trong bài viết, tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức về kỹ năng sống; sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng sống; những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống; thời gian, địa điểm rèn kỹ năng sống; ý thức rèn luyện kỹ năng sống và những góp ý của sinh viên sư phạm khối ngành Khoa học Tự nhiên đối với công tác giáo dục kỹ năng sống của trường Đại học Đồng Nai thời gian qua. Kết quả khảo sát là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống tại trường Đại học Đồng Nai. Từ khóa: Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, thực trạng, nhận thức, biện pháp, mục tiêu giáo dục 1. Mở đầu Kỹ năng sống là khả năng và hành vi thích ứng với sự thay đổi để phát triển bản thân và sống tốt hơn. Một trong những yêu cầu của giáo dục là phải dạy chữ đi đôi với dạy người. Dạy người phải hướng tới tạo cho người học khả năng thích ứng với xã hội, ứng xử tích cực với các mối quan hệ xã hội và các tình huống trong cuộc sống [1]. Đó chính là dạy cho người học kỹ năng sống. Nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống, thời gian qua, trường Đại học Đồng Nai đã tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các hệ chính quy. Để tìm hiểu thực trạng này, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 100 sinh viên đại học sư phạm khối ngành Khoa học Tự nhiên, kết quả nghiên cứu là cơ sở định hướng cho công tác giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên khối ngành này. 2. Nội dung nghiên cứu . Nhận thức của sinh viên về kỹ năng sống Logic của quá trình giáo dục gồm ba khâu: 1) Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức làm cơ sở cho hành động; 2) Bồi dưỡng những tình cảm đứng đắn, lành mạnh phù hợp với các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, quan hệ ứng xử xã hội; 3) Rèn luyện hình thành hành vi thói quen [2]. Như vậy, giáo dục kỹ năng sống cho sinh
đang nạp các trang xem trước