TAILIEUCHUNG - Cơ chế quản lý của làng Minh Hương Chợ Lớn (một phân tích qua bản “Khoán Ước và tiểu sử các vị tiền bối”)
Bài viết Cơ chế quản lý của làng Minh Hương Chợ Lớn (một phân tích qua bản “Khoán Ước và tiểu sử các vị tiền bối”) trình bày về: phân tích cơ chế nhóm người quản lý của làng Minh Hương Chợ Lớn, từ cùng với việc quản lý các thành viên trong Ban Quản trị cho đến từng người dân trong làng, qua đó, nhấn mạnh vai trò của Khoán ước đối với việc gìn giữ tôn ti trật tự mộ trong ngôi làng,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 10(182)-2013 60 SÖÛ HOÏC - NHAÂN HOÏC - NGHIEÂN CÖÙU TOÂN GIAÙO CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA LÀNG MINH HƯƠNG CHỢ LỚN (MỘT PHÂN TÍCH QUA BẢN “KHOÁN ƯỚC VÀ TIỂU SỬ CÁC VỊ TIỀN BỐI”) TRỊNH THỊ LỆ HÀ TÓM TẮT Làng Minh Hương Chợ Lớn là một trong những ngôi làng hiếm hoi ở Nam Bộ tồn tại Bản Hương ước, với tên gọi là “Khoán ước và tiểu sử các vị tiền bối”. Thông qua Bản Khoán ước này, bài viết phân tích cơ chế quản lý của làng Minh Hương Chợ Lớn, từ việc quản lý các thành viên trong Ban Quản trị cho đến từng người dân trong làng, qua đó, nhấn mạnh vai trò của Bản Khoán ước đối với việc gìn giữ tôn ti trật tự trong ngôi làng. 1. VÀI NÉT VỀ LÀNG MINH HƯƠNG CHỢ LỚN VÀ BẢN “KHOÁN ƯỚC VÀ TIỂU SỬ CÁC VỊ TIỀN BỐI” . Sự thành lập làng Minh Hương Chợ Lớn Làng Minh Hương Chợ Lớn được thành lập từ một biến cố lịch sử đặc biệt: năm 1644, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, nhà Mãn Thanh lên ngôi. Một bộ phận người Hoa không chịu khuất phục nhà Thanh đã di cư vào Đàng Trong, xin các chúa Nguyễn cho sinh cơ lập nghiệp tại đây (hai nhóm người Hoa đầu tiên đó là nhóm Trịnh Thị Lệ Hà. Thạc sĩ. Trung tâm Sử học. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. Dương Ngạn Địch-Trần Thượng Xuyên và nhóm Mạc Cửu). Các chúa Nguyễn đã cho phép họ xuống sinh sống ở vùng đất phương Nam, một nơi còn khá hoang vu, chưa được khai phá nhiều. Lúc đầu các nhóm người Hoa sinh sống một cách tự do cùng với người Việt trên vùng đất mới này. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào thiết lập cơ sở hành chính trên đất Nam Bộ. Ông tiếp tục “chiêu mộ dân lưu tán ở Châu Bố Chính trở vào để ở cho đầy, đặt các xã thôn phường ấp, chia cắt địa phận, trưng chiếm ruộng đất, chuẩn bị thuế điền thuế đinh, làm ra sổ đinh điền” (Trịnh Hoài Đức, 1998, tr. 77). Những người Hoa đã cư trú từ trước ở vùng đất này được lập làng riêng của mình. Gia Định thành thông chí chép: “từ đấy con cháu người Trung Quốc ở Trấn Biên lập làm xã Thanh Hà; ở Phiên Trấn lập làm xã Minh Hương, đề u biên vào sổ hộ khẩu” .
đang nạp các trang xem trước