TAILIEUCHUNG - Phật giáo trong đời sống văn hóa xã hội tỉnh Nam Định
Bài viết Phật giáo trong đời sống văn hóa xã hội tỉnh Nam Định trình bày nội dung về: Vấn đề phật giáo du nhập vào Nam Định; Quá trình truyền bá của Phật giáo; Dấu tích Phật giáo thời Lý, Phật giáo có ưu thế phổ biến ở Nam Định,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2012 9 tôn giáo và dân tộc PHậT GIáO TRONG ĐờI SốNG VĂN HóA - Xã HộI TỉNH NAM ĐịNH Vũ Thị Hương(*) am Định là một tỉnh có đồng bằng, thời đó là khu vực thuận tiện giao thông, và thành phố Nam Định. Trong từng thể là chặng dừng chân, truyền giáo của N sông biển và núi đồi, gồm 9 huyện huyện, phường, xã, thị trấn của Nam Định, cũng như trong tâm thức của người dân, Phật giáo vốn là tôn giáo đã ăn sâu vào tiềm thức và có ảnh hưởng rộng rãi đến mọi thế hệ người dân và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, Phật giáo rất tự nhiên và thân thuộc, gần gũi, trở thành cội nguồn của văn hóa dân tộc, cội rễ của tâm linh người Việt. Phật giáo đã và đang không ngừng có những đóng góp vô cùng quan trọng cho văn hóa tỉnh Nam Định trong quá khứ cũng như hiện tại. Vấn đề Phật giáo du nhập vào Nam Định, cho đến nay luôn là một câu hỏi được đặt ra cho các nhà nghiên cứu, bởi cho đến nay chưa có bất cứ một tài liệu chính xác nào cho biết đạo Phật có mặt ở Nam Định từ khi nào. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm. Đầu công nguyên ở Luy Lâu - trị sở của Giao Châu đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn. Vùng đất Nam Định nhất là đường thủy từ biển vào, nên có các thiền sư ấn Độ. Theo nhiều nguồn tài liệu, Phật giáo du nhập vào nước ta bằng hai con đường: đường bộ và đường biển(1). “Phật giáo ở ấn Độ truyền bá đi các nước lân cận do hai con đường thủy và bộ. Về đường thủy thì qua miền Trung á như Mông Cổ, Tây Tạng và Trung Hoa; rồi từ Trung Hoa qua Cao Ly và Nhật Bản. Về đường bộ thì qua đảo Tích Lan và Java truyền vào Indonesia, Đông Dương và Trung Hoa. Nước ta ở vào giữa hai con đường ấy”(2). Trong suốt quá trình truyền bá của mình, Phật giáo đã hình thành nên nhiều trung tâm đạo pháp lớn trên nhiều địa phương của Việt Nam. Có thể kể đến những trung tâm như Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), trung Tâm Phật
đang nạp các trang xem trước