TAILIEUCHUNG - Khoa cử thời Lê Sơ và bài văn sách đình đối về Phật giáo
Khoa cử thời Lê sơ và bài văn sách đình đối về Phật giáo trình bày về: Thể lệ thi cử thời Lê Sơ và khoa thi năm Nhâm Tuất; Văn sách đình đối và bài văn sách của Lê Ích Mộc; Kết luận,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 01 – 2015 40 ĐINH KHẮC THUÂN* KHOA CỬ THỜI LÊ SƠ VÀ BÀI VĂN SÁCH ĐÌNH ĐỐI VỀ PHẬT GIÁO Tóm tắt: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam có từ thời Trần, nhưng đến thời Lê Sơ mới định ra thể lệ cụ thể. Thí sinh phải trải qua hai kỳ thi là thi Hương và thi Hội. Sau khi đỗ kỳ thi Hội, thí sinh phải làm bài thi Đình do đích thân nhà vua ra đề thi và phân định cao thấp. Người đỗ đầu gọi là Trạng nguyên. Bài thi Đình là bài văn sách, chủ yếu về kế sách trị quốc an dân. Tuy nhiên, bài văn sách khoa thi năm Nhâm Tuất (1502) thời Lê Sơ lại hỏi về Phật giáo. Tại khoa thi này, Lê Ích Mộc đã thể hiện kiến thức và luận giải sâu sắc về Phật giáo nên đỗ đầu. Bài văn sách của Lê Ích Mộc được lưu truyền đến ngày nay không chỉ là tư liệu quý giá về khoa cử thời Lê Sơ, về vị Trạng nguyên này, mà còn là sử liệu quan trọng về Phật giáo thời Lê Sơ. Từ khóa: Khoa cử, văn sách đình đối, Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Phật giáo, Lê Sơ. 1. Thể lệ thi cử thời Lê Sơ và khoa thi năm Nhâm Tuất (1502) . Vài nét về thể lệ thi cử thời Lê Sơ Thể lệ thi cử ở nước ta định hình từ thời Trần, nhưng phải đến thời Lê Sơ mới định ra thể lệ cụ thể. Vua Lê Thái Tông, niên hiệu Thiệu Bình thứ nhất (1434), xuống chiếu rằng: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu. Nhà nước ta từ thuở xưa loạn lạc, anh tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm. Thái Tổ ta buổi đầu dựng nước, mở mang nhà học, dùng cỗ Thái Lao để tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng đạo. Nhưng vì nước mới dựng nên chưa kịp đặt khoa thi. Trẫm nối theo chí hướng người xưa, lo được nhân tài để thỏa lòng mong đợi”1. Từ đó, thể lệ thi cử ngày càng được điều chỉnh, đến thời Hồng Đức thì quy định thành lệ: Năm trước thi Hương ở các đạo, năm sau thi Hội ở * ., Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đinh Khắc Thuân. Khoa cử thời Lê Sơ. 41 sảnh đường tại kinh đô. Từ đấy về sau, cứ ba năm một lần thi lớn, coi đó làm quy định lâu .
đang nạp các trang xem trước