TAILIEUCHUNG - Kitô giáo với vấn đề xung đột và hội nhập văn hóa (Bước đầu tìm hiểu và so sánh trường hợp Công giáo và Tin Lành tại Việt Nam)

Bài viết Kitô giáo với vấn đề xung đột và hội nhập văn hóa (Bước đầu tìm hiểu và so sánh trường hợp Công giáo và Tin Lành tại Việt Nam) trình bày nội dung: Xung đột và hội nhập với văn hóa Việt Nam nhìn từ công giáo ở Việt Nam; Xung đột và hội nhập với văn hóa Việt Nam nhìn từ Tin Lành ở Việt Nam; Một vài nhận xét, . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2013 10 Tôn giáo và dân tộc KITÔ GIáO VớI VấN Đề XUNG ĐộT Và HộI NHậP VĂN HóA: (BƯớC ĐầU TìM HIểU Và SO SáNH TRƯờNG HợP CÔNG GIáO Và TIN LàNH TạI VIệT NAM) Nguyễn Hồng D−ơng(*) ĐặT VấN Đề 1. Với tín đồ Công giáo và tín đồ Tin Lành ở Việt Nam, cụm từ Kitô giáo vừa gần gũi vừa xa lạ đối với họ. Gần gũi bởi vì tín đồ Công giáo Việt Nam gọi họ là Kitô hữu, còn tín đồ Tin Lành tự nhận mình là Cơ đốc nhân (sự thực thì Cơ đốc nhân cũng là Kitô hữu, chẳng qua chỉ là do cách dịch mà thôi). Nh− vậy tín đồ của hai tôn giáo này đều thuộc về một gốc, đó là Kitô giáo. Nói là như vậy, nhưng khi được hỏi theo tôn giáo nào họ sẽ trả lời hoặc theo Công giáo, hoặc theo Tin Lành. Vậy là Kitô giáo bỗng trở nên xa lạ với họ. Tuy nhiên về ph−ơng diện lịch sử, Công giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo, Anh giáo đều thuộc về Kitô giáo. Các tôn giáo này có nguồn gốc từ Kitô giáo rồi trải thời gian có sự tách ra lập thành những tôn giáo riêng. Trong bài viết này chúng tôi chỉ bàn đến hai tôn giáo đó là Công giáo và Tin Lành. 2. Công giáo truyền vào Việt Nam và có chỗ đứng bắt đầu từ năm 1615 với sự có mặt của giáo sĩ Buzômi ở Hội An (thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay). Tin Lành truyền vào Việt Nam năm 1911 tại Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng bây giờ). So với Tin Lành, Công giáo có mặt trước 3 thế kỉ. Nh−ng so với các tôn giáo truyền thống ở Việt Nam, Công giáo có mặt muộn hơn 16 thế kỉ, còn Tin Lành là 19 thế kỉ. Công giáo và Tin Lành đều là tôn giáo độc thần. Có một sự trùng lặp, cả hai tôn giáo đều “đổ bộ” vào Miền Trung Việt Nam. Điều này dễ hiểu vì các nhà truyền giáo buổi đầu đến Việt Nam đều bằng đường biển. Hội An và Đà Nẵng đều là những th−ơng cảng lớn của Việt Nam ở Miền Trung vào thời điểm các giáo sĩ đặt chân đến. Công giáo được truyền vào Việt Nam từ một số nước Tây Âu (Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Tin Lành truyền vào Việt Nam từ Bắc Mỹ. Do là tôn giáo độc thần, nên các tôn giáo này đều xa lạ với văn hóa, tín ng−ỡng, tôn giáo truyền thống Việt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.