TAILIEUCHUNG - Fukuzawa Yukichi và tinh thần cách tân
Trong các bài báo và trước tác của mình, có thể thấy tinh thần cải cách của Fukuzawa Yukichi được phát triển theo hai hướng, đó là cải cách về tư duy, lối suy nghĩ và cải cách về những hành vi, lối sống trong sinh hoạt thường ngày. | DBM=MA>I@MJMI@MJMI@MJM;IMJM'7LMK3CML .MLG-,E người ta đi tìm chân lý. Trong cuộc tìm kiếm đó có thể sẽ phải phản biện, phủ nhận lại những học thuyết đã được đề ra trước đây. Tuy nhiên, ở Nhật Bản cũng như các nước châu Á khác, lúc đó không thể thực hiện được điều này, bởi “châu Á vẫn trong vòng mê muội. Người ta vẫn tin không chút nghi ngờ vào lời của những người được coi là Thánh nhân từ hàng ngàn năm về trước, vẫn mê tín dị đoan, vẫn tin vào lời của các đồng cốt. Chẳng thể nào so sánh, hoàn toàn không thể bàn luận được với người phương Tây”22. Theo Fukuzawa Yukichi, việc tìm kiếm chân lý thường bắt đầu từ sự hoài nghi, chứ không thể từ sự mê tín của con người và một khi người ta còn tin vào những điều không phải là sự thật như bói toán, cúng bái , thì thế giới ngụy tạo sẽ tràn lan và không thể mất đi. Nghĩa là, đối với Fukuzawa Yukichi, mê tín chính là rào cản của quá trình canh tân Nhật Bản và người Nhật cần phải tỉnh táo loại bỏ khỏi tư duy của mình. . Quan niệm của Fukuzawa Yukichi về lối ứng xử văn minh trong gia đình Như trên đã nêu, quan điểm của Fukuzawa Yukichi là “không có con người ở trên con người” và cũng “không có con người ở dưới con người”. Trước hết điều này thể hiện ở cách suy nghĩ của ông về vai trò của người phụ nữ và sự thể hiện trong quan hệ nam - nữ, vợ - chồng. Theo Fukuzawa Yukichi, “Loài người sống ở trên đời có nam, có nữ. Nữ cũng như nam, đều là con người. Trong xã hội phải có cả hai giới, đàn ông và đàn bà. Giới nào có vai trò của giới đó”23. Ngay từ khi đi Mỹ lần đầu, ông đã phát hiện ra sự khác biệt trong quan hệ nam nữ ở nước này. Trong câu chuyện “Ngạc nhiên với phong tục trọng nữ khinh nam”, ông đã kể về câu chuyện khi đến thăm một gia đình của người Mỹ thì thấy ông chủ tất bật chạy đi chạy lại, còn bà vợ thì từ trong bước ra và chỉ phải ngồi yên trên ghế tiếp khách mà thôi24. Từ quan điểm cho rằng, nữ giới bình đẳng với nam giới, ông đã phê phán những bài giảng về “Thuyết tam tòng” hay nghĩa vụ của người phụ nữ, bởi đó là
đang nạp các trang xem trước