TAILIEUCHUNG - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5169:1993
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5169:1993 về Sứ xuyên điện áp từ 6 đến 35 KV yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho sứ xuyên dùng trong các thiết bị phân phối điện xoay chiều 3 pha tần số đến 100Hz điện áp từ 6 đến 35 KV. nội dung chi tiết. | TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5169-1993 SỨ XUYÊN ĐIỆN ÁP TỪ 6 ĐẾN 35 KV YÊU CẦU KỸ THUẬT Procelain through insulattors for voltages of 6 to 35 KV Technical requirements Tiêu chuẩn này áp dụng cho sứ xuyên dùng trong các thiết bị phân phối điện xoay chiều 3 pha tần số đến 100Hz điện áp từ 6 đến 35 KV Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sứ xuyên dùng cho máy biến áp, khí cụ điện cũng như sứ xuyên mà một đầu nằm trong môi trường khi có áp suất khác với áp suất của không khí. 1. Phân loại và thông số cơ bản . Sứ xuyên được chế tạo theo kiểu: - Có phần dẫn điện được gắn chặt vào sứ ngay khi chế tạo: - Không có phần dẫn điện dùng để luôn và kẹp chặt dây dẫn, thanh dẫn và các phần dẫn điện khác tại nơi nắp đặt sứ . Sứ xuyên được chế tạo theo các cấp điện áp 6, 10, 15, 20 và 35KV . Giá trị dòng điện danh định của phần dẫn điện nên chọn theo dãy sau 100; 250; 400; 630; 800; 1000; 1250; 1600; 2000; 2500; 3150; 4000; 5000; 6300; 8000; ; ; ; ; : A. 2. Yêu cầu kỹ thuật . Chiều dài đường rò trên bề mặt của sứ xuyên tính từ đầu dẫn điện đến phần cốt (phụ kiện để lắp đặt) phải phù hợp với quy định trong bảng 1 Bảng 1 Cấp điện áp, kv Chiều dài đường rò, mm, không nhỏ hơn 6 158 10 240 15 270 20 360 35 595 . Chất lượng bề mặt của sứ xuyên phải phù hợp với quy định trong TCVN 4759 - 1989. . Sứ xuyên phải đảm bảo độ bền cơ được xác định bằng lực phá huỷ khi uốn. Trị số này được quy định cho từng loại sản phẩm cụ thể. Nên chọn theo dãy sau: 4; 8; ; 20; 25; ; 40 KN Đối với sứ xuyên có dòng điện danh định lớn hơn 1000A cốt phải được chế tạo bằng vật liệu không từ tính . Bề mặt của cột phải được phủ lớp chống ăn mòn. . Chất gắn cốt cần đảm bảo độ bền cơ theo yêu cầu tương ứng của sứ. Mạch gắn phải được phủ một lớp bảo vệ. . Phần dẫn điện của sứ xuyên phải chế tạo bằng đồng, nhôm hoặc hợp kim nhôm. . Độ bền điện của sứ xuyên phải phù hợp với quy định trong bảng 2. Bảng 2 Cấp điện áp, kV Điện áp tần số 50Hz, trong 1 min ở trạng thái khô, kV, không nhỏ hơn Điện áp duy trì tần số 50 Hz trong 1 min dưới mức, kV, không nhỏ hơn Điện áp đánh thủng, kV, không nhỏ hơn Điện áp xung duy trì, kV, không nhỏ hơn 6 36 26 65 60 10 47 34 120 75 15 56 45 140 120 20 75 55 160 125 35 110 85 200 190 Chú thích: Cho phép chưa thử điện áp xung khi không có thiết bị thử. . Nhiệt độ phát nóng của các phần dẫn điện khi có dòng điện danh định chạy qua lâu dài không được lớn hơn 120°C. Trong trường hợp sứ xuyên có chi tiết bằng vật liệu hữu cơ, nhiệt độ phát nóng của phần dẫn điện không được lớn hơn 85°C. . Sứ xuyên phải chịu được tác động của dòng điện bằng 25 lần dòng điện danh định trong 1 s mà không bị hư hỏng. Nhiệt độ phát nóng của phần dẫn điện khi đó không được vượt quá: - 200°C đối với phần dẫn điện bằng nhôm, hoặc hợp kim nhôm - 300°C đối với phần dẫn điện bằng đồng Cho phép không thử hạng mục này đối với sứ xuyên có dòng danh định lớn. . Sứ xuyên phải được 3 chu kỳ thay đổi đột ngột nhiệt độ với độ chênh nhiệt là 70°C. Nhiệt độ thấp nhất là 10 ± 5°C. Sau khi thử sứ xuyên phải đạt được các yêu cầu ở điều và của tiêu chuẩn này. . Sứ xuyên phải được ghi nhãn rõ ràng, bền ở nơi dễ nhìn. Nội dung của nhãn gồm: - Tên cơ sở sản xuất hoặc dấu hiệu hàng hóa; - Cấp điện áp; - Dòng diện danh định; - Năm sản xuất.
đang nạp các trang xem trước