TAILIEUCHUNG - Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương tại Việt Nam

Bài viết Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương tại Việt Nam trình bày một số vấn đề về phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương; kết quả thực hiện phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương VN và những vấn đề đặt ra; một số kiến nghị giải pháp cho vấn đề này. | THỰC TRẠNG PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN VÀ VẤN ĐỀ TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM PGS. TS. Nguyễn Minh Phương Viện Khoa học tổ chức nhà nước – Bộ Nội vụ Trích dẫn: Nguyễn Minh Phương, ‘Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương tại Việt Nam’, Văn phòng Quốc hội, Oxfam, Unicef, Hội thảo Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Ninh Thuận, 06/04/2913, 1- Một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương Phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương là một trong những nội dung cơ bản của tổ chức nhà nước ở các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp, phân quyền đang được chú ý với tính cách là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Mặc dù đã được quan tâm nghiên cứu, nhưng nhận thức lý luận về phân cấp, phân quyền và tự quản chưa thật rõ ràng và nhất quán; ngay cả nội hàm các khái niệm “phân cấp”, “phân quyền”, “tự quản” cũng còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo khoa học, . Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không có ý định tập trung phân tích làm rõ nội hàm các khái niệm này, song để có thể đánh giá thực trạng và đưa ra khuyến nghị, cần có sự thống nhất quan niệm về phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương. - Khái niệm phân cấp quản lý Phân cấp quản lý (hành chính) được hiểu là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật thực chất của phân cấp quản lý hành chính là xác định lại sự phân chia thẩm quyền 1 theo các cấp hành chính phù hợp với yêu cầu của tình hình mới1. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, phân cấp quản lý được hiểu là “sự phân chia các đơn vị hành chính - lãnh thổ và phân công thẩm quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền tương ứng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của mỗi cấp để nhằm thực thi hiệu quả hơn quyền lực .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.