TAILIEUCHUNG - Sự phục hưng của phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII

Đến thế kỷ XVIII, xu hướng phục hưng của Phật giáo về nội dung và cách thức ở hai đàng có nhiều điểm khác nhau, song điểm chung của sự phục hưng đó là vai trò của một số thiền sư vốn xuất thân từ giới trí thức Nho học. Thành quả của sự phục hưng Phật giáo thời kỳ này tuy không làm thay đổi vị thế của nó trong đời sống tinh thần của xã hội, song đã tạo ra những điểm mới trong quan hệ tam giáo đồng nguyên, hội nhập. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014 SỰ PHỤC HƯNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII TRẦN NGUYÊN VIỆT* Tóm tắt: Từ thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam đã bước sang giai đoạn suy yếu do tồn tại chính trị của xã hội có những thay đổi lớn lao: nhà Lê Sơ độc tôn Nho giáo, đẩy Phật giáo ra khỏi lĩnh vực chính trường; sự cát cứ của các thế lực phong kiến thành Đàng Trong và Đàng Ngoài đã kéo theo một loạt thay đổi về đời sống tinh thần xã hội, trong đó có tôn giáo. Đến thế kỷ XVIII, xu hướng phục hưng của Phật giáo về nội dung và cách thức ở hai đàng có nhiều điểm khác nhau, song điểm chung của sự phục hưng đó là vai trò của một số thiền sư vốn xuất thân từ giới trí thức Nho học. Thành quả của sự phục hưng Phật giáo thời kỳ này tuy không làm thay đổi vị thế của nó trong đời sống tinh thần của xã hội, song đã tạo ra những điểm mới trong quan hệ tam giáo đồng nguyên, hội nhập. Từ khóa: Phật giáo Việt Nam, tôn giáo. Đến thế kỷ XVIII, Phật giáo Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử tồn tại lâu dài, với những thành tựu đáng ghi nhận của một thời kỳ thịnh vượng dưới thời Lý-Trần, cũng như sự suy yếu của nó từ thế kỷ XV. Tuy nhiên, khi đề cập đến đặc điểm Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII, cũng như bất kỳ một học thuyết tôn giáo triết học nào khác, yếu tố lịch sử cụ thể phải được chú trọng bởi tồn tại xã hội luôn mang tính quyết định tới ý thức xã hội nói chung, ý thức tôn giáo nói riêng. Phật giáo không thể tách rời thực tế đó, cho nên việc tiếp cận vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vấn đề giao lưu giữa các tôn giáo để làm rõ vị thế, đặc điểm của Phật giáo trong đời sống tinh thần xã hội 66 thời kỳ này là việc làm cần thiết và rõ ràng có ý nghĩa học thuật nhất định.(*) Như chúng ta đều biết, việc nhà Lê sơ độc tôn Nho giáo trên lĩnh vực chính trường từ thế kỷ XV, không dành chỗ cho các cao tăng tham gia chính sự, Phật giáo phải trở về với địa bàn truyền thống của nó là làng xã, nơi cách đó hơn một thế kỷ đã tiếp nhận nó như một loại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.