TAILIEUCHUNG - Lao động nữ không được trả công ở Việt Nam
Bài viết tập trung làm rõ quan niệm về lao động nữ không được trả công trong gia đình; quan điểm nữ quyền về lao động không được trả công của phụ nữ trong gia đình; lao động không được trả công cho phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay - một số giải pháp. | Hiến pháp cũng như các bộ luật chưa đề cập đến khái niệm “lao động không được trả công trong gia đình của phụ nữ”, nhưng nội dung của những điều khoản, điều luật về bình đẳng giới, công bằng xã hội cho phụ nữ cũng đã hàm chứa yêu cầu thực hiện công bằng cho phụ nữ về phương diện phân công lao động trong gia đình, về vấn đề trách nhiệm chia sẻ gánh nặng công việc gia đình của đàn ông với phụ nữ. Điều 24 Hiến pháp 1946 khẳng định: “Phụ nữ Việt Nam có quyền bình đẳng với nam giới về tất cả mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa và gia đình”. Hiến pháp năm 1980, Điều 63 khẳng định: “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ”. Hiến pháp năm 1992, Điều 63 nêu: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi đối xử phân biệt đối với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm đối với phụ nữ”. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 tại Điều 10 nêu: “Vợ chồng có quyền hạn ngang nhau về mọi mặt trong gia đình chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ”. Luật Dân sự năm 1995 cũng xác định vai trò người phụ nữ trong gia đình, quyền thừa kế của người phụ nữ. Đặc biệt, sự ra đời của Luật Bình đẳng giới (tháng 11 năm 2006) ở Việt Nam đặt mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về giới và xây dựng bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; quy định những quyền và trách nhiệm như nhau của phụ nữ và nam giới trên mọi lĩnh vực; trong đó, “Phụ nữ cũng được tạo điều kiện tham gia công việc xã hội như nam giới”, “Nam giới cũng làm việc gia đình. Không coi việc gia đình là của phụ nữ” Sự kiện Việt Nam ký Công ước CEDAW (ngày 29 tháng 7 năm 1980) đánh dấu bước tiến mới trong việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam. Công ước đã đưa ra các điều khoản cụ thể cho việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, xã hội, việc làm, giáo dục, hôn nhân, gia đình, phân công lao động, cơ hội, nghề nghiệp, lương bổng, chăm sóc sức khỏe. Quy định pháp lý là vậy nhưng hiện thực còn khoảng cách khá xa. Trên thực tế, nếu vấn đề này được xã hội quan tâm, giải quyết đúng mức, đó sẽ là điều kiện, cơ hội để góp phần giải phóng phụ nữ và cũng là một trong những mục tiêu cụ thể rất đáng được kỳ vọng. Tuy nhiên, để hiện thực hóa đòi hỏi quá trình lâu dài, cần sự chủ động tích cực của các nhóm chủ thể trong xã hội cũng như thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
đang nạp các trang xem trước