TAILIEUCHUNG - Thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam

Bài viết đề cập đến quan điểm và hình thức thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam qua tang ma, giỗ chạp, đám cưới, ngày Tết, ngày lễ các đẳng; sự tương đồng và khác biệt giữa người Công giáo và người không Công giáo trong vấn đề thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam; những tương đồng giữa Công giáo Việt Nam với Công giáo Trung Quốc, Philippine, Nhật Bản. Qua đó cho thấy quá trình tiếp biến và hội nhập giữa văn hóa Công giáo với văn hóa bản địa ở Việt Nam. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(98)TÂM TRIẾT - LUẬT - - 2016 LÝ - XÃ HỘI HỌC Thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam Lê Đức Hạnh * Tóm tắt: Bài viết đề cập đến quan điểm và hình thức thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam qua tang ma, giỗ chạp, đám cưới, ngày Tết, ngày lễ các đẳng; sự tương đồng và khác biệt giữa người Công giáo và người không Công giáo trong vấn đề thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam; những tương đồng giữa Công giáo Việt Nam với Công giáo Trung Quốc, Philippine, Nhật Bản. Qua đó cho thấy quá trình tiếp biến và hội nhập giữa văn hóa Công giáo với văn hóa bản địa ở Việt Nam. Từ khóa: Thờ cúng tổ tiên; Công giáo; văn hóa; Việt Nam. 1. Mở đầu Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam. Trong mọi gia đình người Việt Nam từ lâu tín ngưỡng này đã trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trên nền của “đạo hiếu”. Đạo thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam là một nét đẹp văn hóa của những con người thiên về “trọng tình” hơn “trọng lý”. Giống như các quốc gia Đông Nam Á khác, thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam ngày càng được củng cố, mở rộng thêm khi mà các nền văn hóa Đông, Tây du nhập vào. Với sự giao thoa các yếu tố văn hoá từ bên ngoài, có những quan điểm khác nhau về thờ cúng tổ tiên ở những giai đoạn lịch sử, ở những luồng tư tưởng khác nhau như tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Công giáo. Người Việt Nam sống trong môi trường làng với văn hoá làng tồn tại đậm đặc trong lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá dân gian. Làng được xây dựng trên nền móng của quan hệ huyết thống của nhiều dòng họ. Và, thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam (kể cả người Công giáo Việt Nam) đóng một vai trò quan trọng trong 70 việc duy trì môi trường gia tộc và môi trường làng.(*) 2. Thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam Quan niệm truyền thống của người Việt Nam cho rằng, con người có hồn và xác, xác thì có chết nhưng hồn thì tồn tại mãi ở thế giới khác, mà hồn mới là yếu tố cao quý của một con người. Quan niệm này giống các tộc người ở các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.