TAILIEUCHUNG - Bài giảng Sinh học 8 Tiết 20 Bài 19: Thực hành - Sơ cứu cầm máu

Mục tiêu Bài giảng Bài 19: Thực hành - Sơ cứu cầm máu giúp học sinh phân biệt được các dạng chảy máu ở động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch để có phương pháp xử lí phù hợp. Rèn kĩ năng xử lí vết thương, băng bó hoặc làm garô. tài liệu. | Trong cơ thể bạn nữ nặng 30 kg sẽ có lượng máu khoảng bao nhiêu lít ? Đố em Cơ thể bạn nữ nặng 30 kg sẽ có lượng máu khoảng : 30 x 70 = 2100 ml = 2,1 lít - Trong cơ thể em ước tính có khoảng bao nhiêu lít máu? Nếu không may bạn nữ đó hoặc cơ thể em bị mất máu nhiều thì điều gì sẽ xảy ra? Tiết 20 - Bài 19 THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU Tiết 20 - Bài 19: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU I. Mục tiêu: + Phân biệt được các dạng chảy máu ở động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch để có phương pháp xử lí phù hợp. + Rèn kĩ năng xử lí vết thương, băng bó hoặc làm garô . III. Nội dung và cách tiến hành: II. Chuẩn bị: + Băng: 2 cuộn. + Gạc: 2 miếng. + Bông: 1 gói, găng tay + Dây cao su hoặc dây vải + Một miếng vải mềm + Kéo, thanh gỗ nhỏ III. Nội dung và cách tiến hành: 1. Tìm hiểu về các dạng chảy máu:Câu 1 trang 27 Các dạng chảy máu Biểu biện 1. Chảy máu mao mạch 2. Chảy máu tĩnh mạch 3. Chảy máu động mạch - Máu chảy ít, chậm - Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn. - Máu chảy nhiều, nhanh, có thể thành tia. 2. Tập sơ cứu và băng bó khi bị chảy máu: a. Vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu mao mạch và tĩnh mạch): - Bước 1: Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa) - Bước 2: Sát trùng vết thương bằng cồn iôt. - Bước 3: + Khi vết thương nhỏ có thể dùng băng dán. + Khi vết thương lớn cho miếng bông vào giữa hai miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng băng chặt lại. b. Vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch ở cổ tay : c. Vết thương chảy máu động mạch ở cổ tay : - Bước 1: Dùng tay bóp mạnh vào động mạch cánh tay trong vài phút. - Bước 2: Buộc garô (dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương). Lưu ý: + Chỉ các vết thương chảy máu động mạch ở tay (chân) mới sử dụng biện pháp buộc dây garô. + Vết thương chảy máu động mạch ở các vị trí khác chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim. H 19-1. Các vị trí động mạch chủ yếu trên cơ thể người thường dùng trong sơ cứu Thái dương Mặt Nách Chẩm Dưới đòn Quay Cổ chân Bẹn Cánh tay Trụ Đùi c. Vết thương chảy máu động mạch ở cổ tay : - Bước 1: Dùng tay bóp mạnh vào động mạch cánh tay trong vài phút. - Bước 2: Buộc garô (dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương). - Bước 3: Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại. - Bước 4: Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. Trong thực tế đời sống khi có vết thương chảy máu mao mạch, máu chảy ít dân gian thường dùng cách nào để cầm máu? (câu 5/29) Câu 6/29 1 2 3 4 5 6 7 8 B A B D C A ? B

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.