TAILIEUCHUNG - Di cư từ Việt Nam đến cộng hòa Liên bang Nga

Bài viết "Di cư từ Việt Nam đến cộng hòa Liên bang Nga" trình bày về lịch sử di dân từ Việt Nam vào Nga, các nguyên nhân di dân từ Việt Nam vào Nga như: Di cư do du học, di dân lao động, di dân bất hợp pháp, điều chỉnh di dân,. nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. | 31 Xã hội học số 2 - 2009 DI CƯ TỪ VIỆT NAM ĐẾN CỘNG HOÀ LIÊN BANG NGA RIAZANXEP KUZNHEXOP VÀ TRỊNH DUY LUÂN Theo số liệu của Việt Nam hiện nay có không dưới 2 7 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài tại hơn 90 nước trên thế giới. Trong đó khoảng 2 3 người Việt Nam đã là công dân của các quốc gia này. Cộng đồng Việt Nam lớn nhất tập trung ở Mỹ 1 3 triệu người Pháp 250 nghìn người Canađa và châu Úc mỗi nơi khoảng 200 nghìn người Đức Cam-pu-chia Thái Lan mỗi nơi khoảng 100 nghìn người . Trong số đó cộng đồng người Việt Nam ở Nga có những đặc điểm lịch sử chính trị xã hội hình thành và phát triển riêng. Lịch sử di dân từ Việt Nam vào Nga Người Việt Nam đến Liên Xô từ những năm 20 của thế kỷ XX. Đó là những nhà cách mạng sang học tập ở trường Đại học Phương Đông và các trường Đại học khác vào năm 1925. Đến cuối những năm 30 có khoảng 70 người Việt Nam đã học tập ở Nga trong số đó có lãnh tụ cách mạng Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số người đã ở lại Nga đến Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại tình nguyện tham gia Hồng Quân và hy sinh trong cuộc chiến đấu ở Mátxcơva. Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1950. Cũng vào thời gian này sinh viên Việt Nam bắt đầu sang Liên Xô. Những năm 80 của thế kỷ XX do thiếu sức lao động Liên Xô đã kí kết Hiệp định với Việt Nam đưa công nhân Việt Nam sang lao động. Hiệp định giữa hai Chính phủ được kí kết ngày mở đầu cho những làn sóng di dân lao động Việt Nam sang Liên Xô. Theo Hiệp định này Liên Xô đã tiếp nhận 103 nghìn người sang 370 nhà máy thuộc 7 nước cộng hòa xô viết chủ yếu thuộc Liên bang Nga chiếm 83 . Ở riêng từng nhà máy người Việt Nam chiếm khoảng 10-15 số lượng công nhân. Lợi ích của hình thức hợp tác này đối với Nga là khá rõ. Thời kì đầu chỉ có 4 bộ Liên Bang tiếp nhận công nhân Việt Nam sau một thời gian ngắn đã có tới 30 bộ và ngành tiếp nhận. Đào tạo được tiến hành theo 70 nghề nghiệp. Khoảng 50 công dân Việt Nam làm việc ở ngành công nghiệp nhẹ và dệt may 15 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.