TAILIEUCHUNG - Vấn đề thực hiện công bằng xã hội - Phạm Xuân Nam

Nội dung bài viết "Vấn đề thực hiện công bằng xã hội" giới thiệu đến các bạn các hình thức công bằng xã hội đã được thực hiện trong lịch sử, vấn đề công bằng xã hội hiện nay, vấn đề thực hiện công bằng xã hội. nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. | Xã hội học số 2 - 2007 3 Vấn đề thực hiện công bằng xã hội Phạm Xuân Nam I. Các hình thức công bằng xã hội đã được thực hiện trong lịch sử Trong tiến trình của lịch sử nhân loại đã từng có nhiều quan niệm khác nhau về công bằng xã hội do đó cũng có nhiều hình thức công bằng xã hội đã được thực hiện tương thích với những quan niệm khác nhau ấy. Chẳng hạn ở Trung Quốc thời cổ đại người ta đã áp dụng chế độ tỉnh điền Từng khoảnh đất trồng trọt được chia theo hai đường dọc và hai đường ngang để hình thành 9 phần bằng nhau. Người cày ruộng được lĩnh mỗi người một phần trong 8 miếng miếng ở giữa tất cả đều cùng làm và sản phẩm được sử dụng vào công ích. Những đường phân giới được dùng làm mương dẫn nước. Như vậy ở đây công bằng xã hội được thực hiện chủ yếu trong phân chia đất đai sản xuất lĩnh vực kinh tế và sản phẩm của một phần ruộng đất chung được dùng để giải quyết các nhu cầu của cộng đồng lĩnh vực xã hội . ở Việt Nam vào thời trung cổ từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Mặc dù chế độ quân chủ trung ương tập quyền đã hình thành sớm chế độ tư hữu về ruộng đất đã dần dần phát triển sự phân hóa giai cấp giữa địa chủ và nông dân đã rõ rệt song ở các làng xã vẫn tồn tại dai dẳng chế độ ruộng công có từ 1 4 đến 1 2 tổng số ruộng đất . Cứ 3 - 5 năm người ta chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần đều nhau. Điều này đã góp phần hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo quá mức trong xã hội. Ngoài ra mỗi làng xã còn để dành ra một số ruộng công để dùng vào việc thờ cúng từ điền nuôi thày đồ học điền trợ cấp cho những gia đình có người đi lính lương điền . Về giáo dục tất cả mọi người - dù dòng dõi quý tộc hay bình dân - đều có thể học hành và tiến thân bằng con đường thi cử. Do đó những học sinh nghèo có tài có chí vẫn có thể trúng tuyển ở các kỳ thi và ra làm quan. Hơn nữa quyền lực của quan lại được cân bằng bằng tính tự trị của xã thôn 1 như Nguyễn ái Quốc đã nhận xét trong một bài viết từ năm 1924. Như vậy chế độ phong kiến ở nước ta vốn bảo lưu nhiều nét

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.