TAILIEUCHUNG - Các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỷ XVIII - XIX và vai trò của chúng đối với việc nghiên cứu lịch sử chữ Quốc ngữ và lịch sử tiếng Việt

Hiện tại, chữ Quốc ngữ chính là chữ viết thống nhất của tiếng Việt, để hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ, nhất là những dấu mốc quan trọng, góp phần định hình chữ Quốc ngữ ngày hôm nay. Mời các bạn tham khảo bài viết "Các văn bản chữ Quốc ngữ thế kỷ XVIII - XIX và vai trò của chúng đối với việc nghiên cứu lịch sử chữ Quốc ngữ và lịch sử tiếng Việt" chi tiết hơn. | CÁC VÀN BẢN CHỮ QUOC NGỮTHÉ KỶ XVII - XIX VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG oôì VỚI VIỆC NGHIÊN cứu LỊCH sửCHỮQUỔC NGỮVÀ LỊCH sửĩlẾNG VIỆT . Nguyễn Hồng cổn Trong Việt ngữ học từ những năm 1960 đến nay một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu là lịch sử chữ quốc ngữ và lịch sử tiếng Việt thế kỉ XVII- XIX thời kỳ gắn liền với sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ. Nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của nhiều nhà Việt ngữ học trong việc sưu tầm công bố và nghiên cứu các vãn bản quốc ngữ lưu trữ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử chữ quốc ngữ lịch sử tiếng Việt ở thời kỳ này bước đầu đã được làm sáng tỏ. Bài viết này có nhiệm vụ điểm luận lại kết quả sưu tầm công bố các văn bản quốc ngữ thế kỉ XVII-XIX và đề cập đến vai trò của nguồn tư liệu này đối với việc nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ và lịch sử tiếng Việt. Nội dung bài viết bao gồm hai phần chính 1 Tình hình sưu tầm công bố các vãn bản chữ quốc ngữ thế kỉ XVII-XIX 2 Vai trò của các văn bản chữ quốc ngữ thế kỉ XVII-XIX đối với việc nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ và lịch sử tiếng Việt. 1. Tình hình sưu tầm công bố các văn bản chữ quốc ngữ thế kỉ XVII - XIX . Để nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ và lịch sử tiếng Việt các nhà nghiên cứu hiển nhiên phải dựa vào các văn bản quốc ngữ còn lưu trữ được đặc biệt là các văn bản được viết ở thời kỳ chữ quốc ngũ mới hình thành và phát triển từ thế kỉ XVII đến XIX. Mặc dù vậy cho đến trước những năm 50 của thê ki XX việc sưu tầm và công bố các Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. 282 văn bản gốc này còn rất hạn chế chưa có tài liệu gì cụ thể. Đáng chú ý nhất về tư liệu được công bố ở thời kỳ này theo Lí Toàn Thắng 1996 là bài báo ngắn Chữ quốc ngữ cổ của V. Barbier đăng frên Tạp chí Nam Phong 1923 giới thiệu 1 trang sách Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhode tuy nhiên xuất xứ của tài liệu và danh tính tác giả bài báo cho đến nay vẫn chưa rõ. Việc sưu tầm công bố các vãn bản quốc ngữ chỉ thực sự được đẩy mạnh từ những năm 60

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.