TAILIEUCHUNG - Bài giảng Luật biển: Phân định biển trong Luật Biển quốc tế và thực tiễn

Bài giảng Luật biển: Phân định biển trong Luật Biển quốc tế và thực tiễn có nội dung trình bày về phân định ranh giới thềm lục địa Việt Nam – Inđônêxia, hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn Việt Nam – Malaixia và một số nội dung khác. | PHÂN ĐỊNH BIỂN TRONG LUẬT BIỂN QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN 3. Phân định ranh giới thềm lục địa Việt Nam – Inđônêxia Việt Nam và Inđônêxia có vùng biển và thềm lục địa chồng lấn nằm ở phía Đông Nam Việt Nam và Tây Bắc đảo lớn Borneo của Inđônêxia. Trong khu vực này, đảo xa bờ nhất của Việt Nam là Côn Đảo, cách bờ biển khoảng 90 km. Inđônêxia là quốc gia quần đảo với hơn hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Đảo xa bờ nhất của Inđônêxia trong khu vực đối diện với Việt Nam là đảo Natuna Bắc, cách đảo lớn Borneo của Inđônêxia khoảng 320 km về hướng Tây Bắc. 1 4 2 3 ? ? THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN Năm 1969, Inđônêxia ra tuyên bố về ranh giới thềm lục địa dựạ trên nguyên tắc không vượt quá đường trung tuyến cách đều đường cơ sở quần đảo của Inđônêxia và đường cơ sở của các quốc gia láng giềng. Năm 1971, chính quyền Sài Gòn đã vạch ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, theo đó ranh giới biển giữa Việt Nam và Inđônêxia là đường cách đều bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo Borneo của Inđônêxia. THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam xác định thềm lục địa của Việt Nam là phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của Việt Nam ra đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Tiếp đó, ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam công bố hệ thống đường cơ sở của phần lãnh thổ lục địa Việt Nam, theo đó đảo Côn Đảo được sử dụng làm một điểm cơ sở để vạch hệ thống đường cơ sở thẳng của Việt Nam. THỰC TIỄN PHÂN ĐỊNH BIỂN Xuất phát từ sự khác nhau giữa các tuyên bố về ranh giới thềm lục địa của Inđônêxia năm 1969 và của chính quyền Sài Gòn năm 1971 nên ngay từ năm 1972 hai bên đã tiến hành đàm phán phân định thềm lục địa. Trong đàm phán, Inđônêxia đưa ra yêu sách đường trung tuyến giữa hai đường cơ sở (Inđônêxia sử dụng đường cơ sở quần đảo), thực chất là khoảng cách giữa đảo Natuna Bắc của Inđônêxia và Côn Đảo của Việt Nam (còn gọi là trung tuyến đảo-đảo). Chính quyền Sài Gòn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.